Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế các quốc gia trong Liên hợp quốc đã đấu tranh chống tội phạm ma túy và cùng cộng đồng các quốc gia trên toàn cầu đã thống nhất quốc tế về chống tội phạm ma túy.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm ma túy, cộng đồng các quốc gia trên toàn cầu đã thống nhất quốc tế về chống tội phạm ma túy.
Từ đó đã thông qua được 3 điều ước quốc tế về chống tội phạm ma túy và các chất hướng thần sau đây:
Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961;
Công ước về chất hướng thần năm 1971;
Công ước Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988.
Công ước 1961 và 1971 và nguyên tắc lãnh thổ
Công ước 1961 và 1971 ghi nhận nguyên tắc lãnh thổ trong việc xác lập thẩm quyền tài phán của quốc gia thành viên đối với các hành vi tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của hai Công ước này với các nội dung:
“Các hành vi tội phạm do công dân hoặc người nước ngoài thực hiện phải bị xét xử tại quốc gia, nơi tội phạm được thực hiện.
Thẩm quyền xét xử trong Công ước 1961 và 1971
Nguyên tắc lãnh thổ đều được hai Công ước xác định như là khả năng được lựa chọn trong mối quan hệ với nguyên tắc thẩm quyền phổ cập, khi quy định quốc gia cũng có quyền xét xử là quốc gia thành viên nơi nghi phạm đang hiện diện.
Và việc dẫn độ là không thể thực hiện được theo luật pháp của quốc gia được đề nghị, đồng thời cá nhân tội phạm đó chưa bị xét xử và chưa bị kết án.
Theo phân tích nội dung quy định của hai Công ước trong vấn đề thẩm quyền tài phán, khả năng lựa chọn một trong hai nguyên tắc hoàn toàn được bỏ ngỏ giành cho các quốc gia thành viên có liên quan lựa chọn.
Ngoài ra, theo quy định của các điều ước quốc tế đã ghi nhận thì các quy phạm luật trong nước của quốc gia thành viên đối với vấn đề pháp lý liên quan đến thẩm quyền tài phán có hiệu lực cao hơn các quy định của các công ước này trong vấn đề tương tự.
Như vậy, trong thực tế khả năng áp dụng các nguyên tắc xác lập quyền tài phán theo hai công ước là bị hạn chế, khi các quốc gia thành viên nhất trí khẳng định hiệu lực pháp luật của quy định luật trong nước cao hơn so với quy định cùng loại cùa điều ước quốc tế.
Công ước Liên hợp quốc 1988
Công ước Liên hợp quốc 1988 về chống buôn bán ma túy đã đưa ra các quy định về thẩm quyền tài phán đối với các hành vi tội phạm liên quan đến việc buổn bán bất hợp pháp các chất ma túy cũng như các chất hướng thẩn.
Quyền tài phán trong Công ước Liên hợp quốc 1988
Điều 4 Công ước 1988 đã ghi nhận mỗi quốc gia thành viên có quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình đối với tội phạm ma túy, khi:
Tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ của nước mình;
Tội phạm được thực hiên trên tàu thuyên treo cờ nước mình hoặc trên phương tiện bay được đăng ký theo luật pháp của quốc gia vào thời gian phạm tội;
Người phạm tội là công dân nước mình hoặc đang thường trú trên lãnh thổ của quốc gia, nếu người này là người nước ngoài.
Công ước 1988 và nguyên tắc thẩm quyền phổ cập
Công ước 1988 còn quy định nguyên tắc thẩm quyền phổ cập là nguyên tắc thiết lập quyền tài phán cho các quốc gia thành viên.
Đảm bảo cho các quốc gia này quyền được thực hiện các biện pháp cần thiết khẳng định quyền xét xử tội phạm ma túy của mình đối với cá nhân phạm tội đang có mặt ở trên lãnh thổ nước mình và không bị dẫn độ cho quốc gia thành viên khác xét xử theo thẩm quyền đã được xác lập theo quy định của Công ước.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận