Thế nào là tội đào nhiệm?

Tội đào nhiệm là hành vi cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức gây hậu quả nghiêm trọng cho lợi ích Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội đào nhiệm như sau: “1. Người nào là cán bộ, công chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Lôi kéo người khác đào nhiệm; b) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc trong những trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7): 1900 6198

Tội đào nhiệm là hành vi cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức gây hậu quả nghiêm trọng cho lợi ích Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

2. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, tức là ngoài việc phải đáp ứng hai dấu hiệu thông thường về độ tuổi và năng lức trách nhiệm hình sự, bắt buộc phải có dấu hiệu thứ ba là người có chức vụ, quyền hạn. Người phạm tội này chỉ có thể là cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.

3. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm này đòi hỏi phải có hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác, tức là tự mình không thực thi công việc được giao. Trong thực tế, hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác thường là không thực hiện nhiệm vụ được giao và rời bỏ nơi đang công tác. Trường hợp không chấp hành lệnh điều động, thuyên chuyển sang công tác khác hoặc địa điểm khác cũng được coi là từ bỏ nhiệm vụ công tác.

Tội đào nhiệm chỉ hoàn thành khi hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác gây ra hậu quả nghiêm trọng; gây ra thiệt hại đáng kể cho lợi ích của nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân. Trường hợp đào nhiệm mà không gây hậu quả nghiêm trọng thì chỉ bị xử lý hành chính.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội thấy được việc từ bỏ nhiệm vụ công tác là trái với kỷ luật công chức và có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].