Tội huỷ hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy, tội huỷ hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng. Tội huỷ hoại rừng có cấu thành tội phạm như sau:
1. Khách thể của tội phạm
Tội phạm này xâm phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, xâm hại đến sự ổn định và bền vững của môi trường sinh thái. Đối tượng tác động ở đây là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng trên đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).
2. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, thoả mãn yêu cầu về độ tuổi (từ đủ 16 tuổi trở lên, hoặc từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) và năng lực trách nhiệm hình sự.
3. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội huỷ hoại rừng được thể hiện bằng một số dạng hành vi sau đây:
- Hành vi đốt, phá rừng trái phép. Ví dụ: đốt, phá rừng để làm nương rẫy.
- Hành vi khác huỷ hoại rừng được hiểu là ngoài hành vi đốt, phá rừng trái phép như khai thác khoáng sản, san ủi, đào bới hoặc xây dựng các công trình trái phép trong rừng.
Hậu quả của hành vi là dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc đối với tội phạm này. Người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đó gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội huỷ hoại rừng được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện.
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận