Thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo được quy định tại Điểu 334 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo là thủ tục tố tụng hình sự mà trong đó Tòa án thực hiện tiếp nhận kháng cáo của người kháng cáo và phân loại xưt lý việc kháng cáo đó theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 vì đã có hẳn một quy định riêng về thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo.
Căn cứ pháp lý về thủ tục tiếp nhận xử lý kháng cáo
“Điều 334. Thủ tục tiếp
nhận và xử lý kháng cáo
1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản
về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp
lệ của đơn kháng cáo theo quy định của Bộ luật này.
2. Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ thì Tòa án cấp
sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật này.
3. Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ nhưng nội
dung kháng cáo chưa rõ thì Tòa án cấp sơ thấm phải thông báo ngay cho người
kháng cáo để làm rõ.
4. Trường hợp nội dung đơn kháng cáo đúng quy định
của Bộ luật này nhưng quá thời hạn kháng cáo thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người
kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để
chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
5. Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có
quyền kháng cáo thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại
đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm
sát cùng cấp… Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương
XXXIII của Bộ luật này.”
Điểm mới về thủ tục tiếp nhận và xử ký kháng cáo
Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 vì đã có hẳn một quy định riêng về thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo. Trong trường hợp này, sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ nhận đơn và kiểm tra người làm đơn kháng cáo có thuộc chủ thể có quyền kháng cáo và nội dung kháng cáo có thuộc giới hạn của việc kháng cáo của Bộ luật Tố tụng hình sự và được hướng dẫn tại Nghị quyết hay không, đồng thời kiểm tra kháng cáo có được làm trong thời hạn quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự và được hướng dẫn tại Nghị quyết này hay không để tiến hành tiếp các công việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và hướng dẫn của Nghị quyết.
Quy định về đơn kháng cáo và cách xử lý kháng cáo
Trong trường hợp người kháng cáo đến Tòa án cấp sơ thẩm trình bày trực tiếp về việc kháng cáo, thì Chánh án Tòa án cử một Thẩm phán hoặc một cán bộ Tòa án tiếp và giải quyết. Nếu người kháng cáo biết chữ và viết được thì hướng dẫn để họ tự viết đơn. Nếu họ muốn trình bày trực tiếp thì lập biên bản về việc kháng cáo đó theo đúng quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trong trường hợp đơn kháng cáo làm trong thời hạn luật định và là của người có quyền kháng cáo nhưng nội dung kháng cáo chưa cụ thể, chưa rõ ràng, thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho họ để họ thể hiện nội dung kháng cáo cho cụ thể và rõ ràng theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp đơn kháng cáo là của người không có quyền kháng cáo hoặc nội dung kháng cáo không thuộc giới hạn của việc kháng cáo thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Tòa án cấp sơ thẩm trả lại đơn cho người làm đơn và ghi chú vào sổ nhận đơn về việc trả lại đơn. Việc trả lại đơn phải được thông báo bằng văn bản trong đó ghi rõ lý do của việc trả lại đơn. Nếu trước đó việc kháng cáo này đã được thông báo theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Tố tụng hình sự và hướng dẫn tại mục 6 Phần I của Nghị quyết này thì thông báo trả lại đơn cũng phải được gửi cho những nơi đã có thông báo.
Trong trường hợp đơn kháng cáo là của người có quyền kháng cáo, nội dung kháng cáo thuộc giới hạn kháng cáo, nhưng quá thời hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm lập hồ sơ kháng cáo quá hạn và gửi đơn kháng cáo cùng các giấy tờ, tài liệu kèm theo chứng minh lý do của việc kháng cáo quá thời hạn (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm để xét lý do kháng cáo quá hạn. Nếu trong vụ án chỉ có kháng cáo quá hạn, không có kháng cáo khác, không có kháng nghị thì Tòa án cấp sơ thẩm chưa phải gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Nhận kháng cáo và xử lý kháng cáo
Việc nhận kháng cáo và xử lý kháng cáo tại Tòa án cấp phúc thẩm: Trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm nhận được đơn kháng cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) thì Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các công việc theo hướng dẫn tại tiểu mục 3.1 mục 3 này. Trong trường hợp người kháng cáo đến Tòa án cấp phúc thẩm trình bày trực tiếp về việc kháng cáo, thì Tòa án cấp phúc thẩm giải thích cho họ biết là họ chỉ có quyền trình bày trực tiếp về việc kháng cáo với Tòa án cấp sơ thẩm.
Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý dó của việc trả lại đơn. Việc trả lại đơn có thểbị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận