Nhằm đảm bảo việc xử lý người chưa thành niên phạm tội được khách quan, chính xác, nhân đạo, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung mới đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
Thứ nhất, về việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại:
Thứ hai, quy định về trách nhiệm giám sát đối với người bị buộc tội:
Thứ ba, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế:
- Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải trong trường hợp thật cần thiết. Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Lưu ý, "thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng 2/3 thời hạn tạm giam đối với người đủ tuổi 18 trở lên".
- Căn cứ, điều kiện áp dụng các biện pháp ngăn chặn giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam: (1) Người đủ từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 nếu có căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và các căn cứ tạm giam quy định tại các điều 110, 111, 112 và điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;(2) Người đủ từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạmtội quả tang hoặc đang bị truy nã và các căn cứ tạm giam quy định tại các điều 110, 111, 112 và các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;(3) Bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sựquy định hình phạt tù đến 02 năm thì cũng có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
- Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam thì người ra các lệnh trên phải thông báo cho người đại diện của họ biết.
Thứ tư, về quyền của người đại diện, nhà trường, tổ chức:
Thứ năm, về thủ tục lấy lời khai, hỏi cung, đối chất:
Nhằm bảo đảm các thủ tục lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất người chưa thành niên được đúng quy định pháp luật, tránh bị xâm hại, Điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thủ tục lấy lời khai, hỏi cung, đối chất người chưa thành niên như sau:
Khi lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi thì phải thông báo trước thời gian, địa điểm cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ biết. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc đại diện của họ. Việc lấy lời khai người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự. Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuối nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
Thứ sáu, về quyền bào chữa:
Thứ bảy, về thủ tục xét xử (Điều 423):
Quy định cụ thể trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể xử kín. Nhằm đảm bảo sự khách quan, tạo điều kiện trợ giúp tốt hơn về mặt tâm lý cho người dưới 18 tuổi thì phiên tòa phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt…
Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa phải được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ; phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp…. Vụ án có bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai. Chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.
Biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ có duy nhất biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp này.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:
Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
- Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Everest
- Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
- Hoạt động vì cộng đồng của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận