Vấn đề bắt cóc con tin trở thành hiện tượng phổ biến trong đời sống quốc tế và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng cho quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia,đôi khi dẫn đến khủng hoảng quốc tế không thể xem thường.
Hoạt động tội phạm này đã trở thành phương thức tác nghiệp của các băng nhóm vũ trang, tổ chức ly khai và tổ chức tội phạm. Việc phải thông qua một điều ước quốc tế đấu tranh chống tội phạm bắt cóc con tin trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong sinh hoạt quốc tế.
Vào năm 1979, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước vế đấu tranh chống tội phạm bắt cóc con tin. Theo quy định của Công ước thì các hành vi bắt cóc và cầm giữ con tin cùng với sự đe dọa giết hại con tin, hành vi gây thương tích hoặc tiếp tục cầm giữ con tin nhằm mục đích yêu cầu bên thứ 3 thực hiện hành vi nào đó như là điều kiện trực tiếp hoặc gián tiếp để phóng thích con tin đều bị coi là hành vi tội phạm.
Ngoài ra, các hành vi cố gắng thực hiện và hành vi đồng phạm với các hành vi tội phạm kể trên đều được coi là tội phạm hình sự. Theo Công ước Bên thứ 3 trong mối quan hệ này là quốc gia, tổ chức quốc tế, thể nhân, pháp nhân hoặc một nhóm người. Các quốc gia thành viên Công ước phải quy định trong luật pháp nước mình các khung hình phạt đối với tội bắt cóc con tin như đối với tội phạm nghiêm trọng. Các quốc gia thành viên Công ước phải có nghĩa vụ hợp tác với nhau để ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm bắt cóc con tin trong quá trình đấu tranh chống tội phạm.
Công ước năm 1979 về chống bắt cóc con tin sử dụng các nguyên tắc lãnh thổ, nguyên tắc quốc tịch và nguyên tắc phổ cập trong vấn đề xác định thẩm quyền tài phán của các quốc gia thành viên đối với các hành vi tội phạm bắt cóc con tin.
Theo quy định taiBộ luật hình sự 2015(có hiệu lực ngày 01/01/2018), được sửa đổi bởiKhoản 103 Điều 1Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017thì:
"1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 113 và Điều 299 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 04 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận