Chiếm đoạt di vật của tử sỹ là hành vi lợi dụng hoàn cảnh chiến sự để chiếm đoạt di vật cùa người hi sinh. Hành vi chiếm đoạt được thể hiện dưới nhiều hình thức như: cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép...
Lợi dụng hoàn cảnh chiến sự để chiếm đoạt hoặc làm biến dạng đến mức không thể khôi phục lại được di vật của người đã hi sinh, đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.
Căn cứ pháp lý của tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sỹ
Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sỹ được quy định tại điều 418 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể như sau:“1. Người nào chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sỹ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của 02 tử sỹ trở lên.”
Khái niệm của tội chiếm đoạthoặc hủy hoại di vật của tử sỹ
Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sĩ là hành vi lợi dụng hoàn cảnh chiến sự để chiếm đoạt hoặc làm biến dạng đến mức không thể khôi phục lại được di vật của người đã hi sinh, đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dấu hiệu pháp lý của tộicủa tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sỹ
Khách thể của tội phạm là chính sách của Nhà nước đối với tử sĩ trong chiến đấu, xâm phạm kỷ luật chiến trường, chế độ chôn cất tử sĩ trong chiến đấu và lợi ích của gia đình liệt sĩ.
Hành vi khách quan của tội phạm thể hiện dưới hai dạng hành động là chiếm đoạt di vật của tử sĩ và hủy hoại di vật của tử sĩ: (i)Chiếm đoạt di vật của tử sĩ là hành vi lợi dụng hoàn cảnh chiến sự để chiếm đoạt di vật của người hi sinh. Hành vi chiếm đoạt được thể hiện dưới nhiều hình thức như: cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép... (ii)Hủy hoại di vật của tử sĩ là hành vi sử dụng sức mạnh vật chất làm biến dạng hoàn toàn di vật mà người hi sinh để lại, đến mức không thể phục hồi lại được. Hành vi hủy hoại được thể hiện dưới các hình thức như: cắt, xé, đốt, dùng hóa chất... đổi với những đồ vật mà người hi sinh để lại.
Đối tượng bị chiếm đoạt hoặc hủy hoại là những đồ vật của người hi sinh để lại, có giá trị tinh thần to lớn đối với thân nhân người tử sĩ như: ảnh, huân chương, huy chương, nhật ký... hoặc các đồ vật khác thuộc, sở hữu của người tử sĩ.
Tội phạm hoàn thành từ thời điểm có hành vi chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sĩ xảy ra.
Chủ thể của tội phạm là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận