Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác...

Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định như sau: "Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm".

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Dấu hiệu pháp lý:

a) Khách thể của tội phạm

- Đối tượng tác động của tội phạm là sự tự nguyện của nam nữ khi kết hôn và việc duy trì hôn nhân tự nguyện tiến bộ theo luật hôn nhân và gia đình.

b) Chủ thể của tội phạm

- Là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Tuy nhiên trong thực tế, chủ thể của tội này thường là người có quyền uy nhất định trong gia đình như bố, mẹ, người nuôi dưỡng hoặc uy quyền về công tác như thủ trưởng, nhân viên hoặc uy quyền tín ngưỡng như cha cố với con chiên...

c) Mặt chủ quan của tội phạm

- Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

d) Mặt khách quan của tội phạm

- Hành vi:

+ Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đòi hỏi người phạm tội phải có hành vi cưỡng ép người khác kết hôn hoặc hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

* Cưỡng ép kết hôn là buộc người khác phải lấy người đó làm chồng hoặc vợ trái với sự tự nguyện của họ.
* Cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hành vi ngăn cản người khác không được kết hôn theo ý muốn của họ, trong khi họ có đủ điều kiện kết hôn theo luật định hoặc là hành vi ngăn cản người khác tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc bắt họ phải cắt đứt quan hệ hôn nhân đó.

+ Cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ bằng thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác. Hành hạ người khác là đối xử tàn ác với người khác (thường với những người lệ thuộc mình) một cách có hệ thống gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho người bị hành hạ. Ngược đãi là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, trái với lẽ phải, đạo đức của người lớn trong gia đình (ông bà, cha mẹ) với con cháu. Cưỡng ép là cưỡng bức và ép buộc người khác phải làm theo ý mình.

+ Cản trở người khác kết hôn là ngăn cấm không chon am và nữ kết hôn với nhau mặc dù họ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Hành vi này có thể kết hợp với thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần.

+ Cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ là tìm mọi cách chấm dứt quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đang tồn tại.

Lưu ý: Các hành vi trên phải đáp ứng điều kiện là đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì mới có thể cấu thành tội phạm.

- Hậu quả:

+ Làm cho việc kết hôn trái với sự tự nguyện của một bên hoặc cả hai bên nam nữ;

+ Làm cho việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ không thực hiện được

+ Làm cho quan hệ hôn nhân tự nguyện không được duy trì, tan vỡ

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích

+ Gây ra dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến chính sách của Đảng và Nhà nước về các quyền của công dân, nhất là đối với chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

2. Hình phạt

- Điều luật quy định 1 khung hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]