Hành vi làm tiền giả là một trong những tội phạm hình sự truyền thống có tính chất quốc tế.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, các loại hình như vàng, bạc và các loại giấy tờ có giá trị khác được sử dụng với tính chất là phương tiện thanh toán trong đời sống xã hội trên thực tế đã bị làm giả rất nhiều. Tốc độ làm giả phát triển ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng khi tiền giấy được phát hành và đưa vào lưu thông.
Luật pháp của các quốc gia ngay từ thời kỳ cổ đại như Ấn Độ, Ai cập, Hy Lạp và La Mã đã có các quy định khung hình phạt nghiêm khắc đối với tội làm tiền giả, kể cả khung hình phạt với mức án tử hình.
Chủ thể phạm tội làm tiền giả không chỉ là các cá nhân, các tổ chức hay băng đảng tội phạm của xã hội ngầm mà trong thực tiễn quốc tế còn bao gồm cả quốc gia – chủ thể luật quốc tế. Quốc gia sản xuất tiền giả muốn bằng biện pháp này phá hoại sự ổn định kinh tế của nước khác hoặc làm suy yếu quốc gia thù địch trong thời kỳ chiến tranh. Ví dụ rõ nhất và đầy sức thuyết phục về vấn đề này là việc nước Đức phát xít đã sản xuất và đưa ra phát hành bí mật đồng Bảng của nước Anh trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ II. Theo quy định hiện hành của luật hình sự quốc gia của các nước, tội làm tiền giả là trọng tội và bị trừng phạt bằng mức án rất nghiêm khắc.
Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế chống tội phạm làm tiền giả, các quốc gia đã có nhiều cố gắng trong quá trình soạn thảo và thông qua Công ước Giơnevơ về chống làm tiền giả năm 1929. Theo các quy định của Công ước, thuật ngữ “tiền tệ” được hiểu là tất cả các loại hình tiền giấy, kể cả các giấy tờ có giá trị do ngân hàng phát hành và tiền bằng kim loại đã được đưa vào lưu thông theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 3 Công ước Giơnevơ nầm 1929 về chống làm tiền giả. các hành vi sau đây bị coi là hành vi tội phạm làm tiền giả và thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước:
+ Tất cả các hành vi lừa dối trong việc sản xuất và làm thay đổi tiền tệ, bất kể phương thức nào được thực hiện để đạt mục đích làm tiền giả;
+ Hành vi tiêu thụ tiền giả;
+ Các hành vi nhằm mục đích tiêu thụ, vận chuyển vào trong lãnh thổ quốc gia hoặc tiếp nhận hay tìm kiếm nguồn tiền giả cho mình với điều kiện tính chất làm giả của đồng tiền phải rỏ ràng;
+ Hành vi đồng phạm có ý thức (hành vi đồng phạm cố ý);
+ Các hành vi lừa dối trong chế tạo, tiếp nhận hoặc cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ nhằm mục đích sản xuất tiền giả.
Công ước quy định ở Điều 5 nghĩa vụ bắt buộc phải trừng trị tội phạm làm giả đồng tiền trong nước hay đồng tiền nước ngoài ở khung hình phạt như nhau, không có sự phân biệt. Trong vấn đề thẩm quyền xét xử, Công ước Giơnevơ năm 1929 quy định: Quốc gia thành viên nếu không dẫn độ công dân nước mình cho nưóc khác xét xừ vì tội làm tiền giả phải có nghĩa vụ trừng phạt bằng luật hình như là hành vi tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ nước mình, thậm chí ngay cả khi kẻ tội phạm có được quốc tịch nước này sau khi đã thực hiên tội phạm làm tiền giả.
Đối với người nước ngoài thực hiên tội phạm ờ ngoài lãnh thổ quốc gia mà họ cư trú thì quốc gia đó phải có nghĩa vụ truy cứu trách nhiệm hình sự dựa trên cơ sở nguyên tắc thẩm quyền phổ cập, nếu việc dẫn độ tội phạm không thể thực hiện được vì các lý do không liên quan đến hành vi tộì phạm. Công ước cũng xác định các hành vi tội phạm làm tiền giả là loại hình tội phạm cần phải dẫn độ, các quốc gia phải có hoạt động giúp đỡ lẫn nhau trong vấn đề dẫn độ tội phạm. Ngoài ra Công ước còn yêu cầu các quốc gia thành viên công nhân các án quyết nước ngoài là cơ sở để khẳng định tính tái phạm nguy hiểm của cá nhân phạm tội.
Các quốc gia thành viên Công ước có nghĩa vụ xác lập tội phạm làm tiền giả ưong danh sách tội phạm dẫn độ theo các quy định có liên quan của điều ước quốc tế chuyên môn về dẫn độ được ký kết giữa các quốc gia. Quá trình dẫn độ phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của quốc gia được yêu cầu dẫn độ. Theo các quy định của Công ước, quốc gia thành viên có nghĩa vụ giúp đỡ các nước hữu quan khác trong việc truy tìm thủ phạm làm tiền giả, tiêu thụ tiền giả và các đồng phạm của chúng đang lẩn trốn.
Toàn bộ tiền giả và các trang thiết bị kỹ thuật làm tiền giả phải bị tịch thu và được chuyển giao cho chính phủ của quốc gia hoặc ngân hàng phát hành, tiền tệ của quốc gia có đồng tiền bị làm giả theo yêu cầu của họ. Các vật chứng được coi là tài liệu chứng cứ của vụ án hình sự tại quốc gia đang tiến hành truy nã tội phạm; các khuôn mẫu làm tiền giả phải được chuyển giao cho Văn phòng trung tâm đặc biệt quốc gia. Văn phòng ưung tâm sẽ tiến hành điều tra các vụ án làm tiền giả trong khuôn khổ pháp luật nước mình với sự hợp tác chặt chẽ của ngân hàng phát hành tiền bị làm giả, với cơ quan cảnh sát quốc gia và với các văn phòng trung tâm của nước khác.
Văn phòng trung tâm của mỗi quốc gia phải tập hợp các thông tin, tin báo cần thiết cho việc truy tìm các cá nhân phạm tội làm tiền giả. Những văn phòng này cần tăng cường mối quan hệ năng động và trực tiếp với nhau trong cuộc đấu tranh chống tội phạm làm tiền giả. Trong thực tế hiện nay, toàn bộ các vấn đề hợp tác quốc tế chống tội làm tiền giả được điều chỉnh trong khuôn khổ hoạt động của Interpol (Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế) có trụ sở tại Lyông (Pháp) và chi nhánh đặc biệt tại Lahay (Hà Lan) chuyên đảm trách nhiệm vụ đãng ký và xác minh các hoạt động làm tiền giả.
Công ước Giơnevơ năm 1929 về đấu tranh chống làm tiền giả có vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh chống tội phạm làm tiền giả - một trong các loại hình tội phạm có tính chất quốc tế vô cùng nguy hiểm cho mỗi quốc gia nói riêng và cho toàn thể cộng đồng quốc tế nói chung. Tuy nhiên, qua nghiên cứu nội dung các điều khoản của Công ước có thể thấy Công ước vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Công ước không bao trùm hết được các hành vi sản xuất và lưu hành các loại hình giấy tờ có giá trị khác nhaunhư: Séc, hối phiếu, tín phiếu, trái phiêu... Sự hạn chế này của Công ưóc đã được sửa chữa và loại bỏ bằng các văn bản pháp lý quốc gia và các điều ước quốc tế khác có liên quan đến tội phạm làm tiền giả.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận