Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ...
1) Cơ sở pháp lý của tội xâm phạm chỗ ở
Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là 'Bộ luật Hình sự') quy định như sau:“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: - (a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; (b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; (c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; (d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác. -2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: (a) Có tổ chức; (b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; (c) Phạm tội 02 lần trở lên; (d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát; (đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
2) Dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm chỗ ở
- Khách thể của tội phạm: Tội này xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Chỗ ở của công dân được hiểu là nơi ở hợp pháp thường xuyên hoặc tạm trú, cố định hoặc di động.
- Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm này có ba loại hành vi sau:
Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác: là hành vi vào và khám xét chỗ ở hợp pháp của người khác nhằm những mục đích khác nhau mà không được sự đồng ý của người này và trái với quy định của pháp luật. Hành vi này có thể được thể hiện dưới những dạng sau:
- Hành vi của người không có thẩm quyền trong việc khám xét chỗ ở của người khác nhưng đã tự tiện vào khám xét chỗ ở của người khác một cách trái pháp luật. Ví dụ: Nghi oan cho đứa con của nhà hàng xóm lấy trộm điện thoại của mình, người phạm tội đã đe doạ dùng vũ lực đối với chủ nhân của ngôi nhà này rồi tự do vào nhà lục lọi khám xét.
- Hành vi của người tuy có thẩm quyền trong việc khám xét chỗ ở của người khác nhưng không tuân thủ các thủ tục mà pháp luật quy định. Ví dụ: Khám chỗ ở mà không có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ.
Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ: Là hành vi buộc người khác phải đi khỏi chỗ ở của họ mà không phải cưỡng chế thi hành bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của pháp luật.
Hành vi trái pháp luật khác: Là hành vi khác ngoài hai dạng hành vi đã phân tích ở trêm có tính chất tương tự như hai dạng hành vi này. Ví dụ: Lấn chiếm chỗ ở của người khác bằng cách lợi dụng chủ nhà đi công tác, người phạm tội đã tự tiện phá khoá vào ở.
- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm của tội này là người đạt độ tuổi theo luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu người phạm tội là người đã lợi dụng chức vụ quyền hạn thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 158 Bộ luật Hình sự.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Chủ thể nhận thức rõ hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
3) Hình phạt đối với tội xâm phạm chỗ ở
- Hình phạt cơ bản: Khung cơ bản có mức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 1 năm đến 3 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có tổ chức; phạm tội có lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc gây ra hậu quả nghiệm trọng.
- Hình phạt bổ sung: người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
- Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Everest
- Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
- Hoạt động vì cộng đồng của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:[email protected].
Bình luận