Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo

Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo là hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo...

Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo như sau: “1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo; b) Có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo. 2. Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Chủ thể của tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Đối với tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này khoản 1 là tội phạm ít nghiêm trọng còn khoản 2 là tội phạm nghiêm trọng.

Chủ thể của tội phạm này nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 của điều luật là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn nhất định mới có thể thực hiện được hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo. Họ có thể là người bị khiếu nại, tố cáo nhưng cũng có thể là người đứng đầu trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc những có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo hoặc được người bị khiếu nại tố cáo nhờ giải quyết việc khiếu nại, tố cáo.

Tuy nhiên, đối với trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 của điều luật thì chủ thể của tội phạm không chỉ bao gồm người có chức vụ, quyền hạn mà có thể có cả người không có chức vụ, quyền hạn.

2. Về mặt khách thể của tội phạm

Khách thể của tội xâm phạm này là quyền khiếu nại, tố cáo được pháp luật bảo vệ.

Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân không chỉ được quy định trong Hiến pháp, mà còn quy định ở các văn bản pháp luật khác. Quyền khiếu nại, tố cáo còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo như: Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính; pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính... Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành luật khiếu nại, tố cáo quy định cụ thể quyền khiếu nại, tố cáo và nghĩa vụ giải quyết khiếu nại tố cáo.18

3. Về mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan

Người phạm tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo là sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây khó khăn cho việc khiếu nại, tố cáo như: Mua chuộc, hăm doạ người khiếu nại, tố cáo để họ không thực hiện việc khiếu nại, tố cáo hoặc rút đơn khiếu nại tố cáo...

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo là sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây khó khăn cho việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo như: Tiêu huỷ đơn khiếu nại, tố cáo; không thụ lý giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; không chuyển đơn khiếu nại, tố cáo đến người có trách nhiệm giải quyết...

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo là sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây khó khăn cho việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo như: Bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo; không xử lý hoặc xử lý qua loa cho xong chuyện không đúng với tính chất, mức độ vi phạm của người bị khiếu nại, tố cáo. Ví dụ: Một cán bộ bị tố cáo là nhận hối lộ tới 60.000 USD của người phạm tội mua bán ma tuý, nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử lý hành chính.

b. Hậu quả

Hậu quả của tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo là những thiệt hại vật chất hoặc tinh thần do hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo gây ra cho cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Những thiệt hại này có thể tính ra bằng tiền, nhưng cũng có thể không tính ra được bằng tiền, do đó, nếu những thiệt hại không thể tính được bằng mọt số tiền thì phải đánh giá một cách toàn diện để xác định hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo đã gay ra hậu quả như thế nào cho xã hội.

Hậu quả của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc đối với trường hợp phạm tội quy định tại điểm b khoản 1 của điều luật, vì nếu chưa gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo thì chưa cấu thành tội phạm, còn đói với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 của điều luật hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng vấn phải xác định thiệt hại đẻ đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

4. Về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo thực hiện hành vi của mình do cố ý, với nhiều động cơ, mục đích khác nhau như: vì lợi ích vật chất, vì danh vọng, địa vị xã hội... Nếu do thiếu trách nhiệm hoặc do không hiểu biết mà xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo mà tuỳ trường hợp, nếu hành vi xâm phạm đó gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].