Mặc dù hành vi đã thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội chưa tác động vào đối tượng tác động của tội phạm để gây thiệt hại cho xã hội nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
+ Bản chất của chuẩn bị phạm tội là tiền đề tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi này luôn hướng tới việc đạt một mục đích nhất định. Chính nó quyết định tội phạm có xảy ra hay không và xảy ra như thế nào.
+ Một tội phạm khi thực hiện mà có sự chuẩn bị thì tính nguy hiểm cho xã hội của nó gây ra cao hơn so với với trường hợp không có sự chuẩn bị.
+ Trong ý thức chủ quan của can phạm là mong muốn thực hiện hành vi phạm tội đến cùng. Việc dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội là do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn.
- Căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự trong chuẩn bị phạm tội được quy định như sau:
1. Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định như sau: "Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện".
2. Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định như sau: "Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng".
3. Khoản 2, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009: "Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định".
- Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội độc lập thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội độc lập đó và tội họ định thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Ví dụ: A nghi ngờ B ăn trộm xe máy của mình nên đã đi mua súng về để chuẩn bị mục đích trả thù B cho hả giận, tuy nhiên khi A mang súng tới định bắn anh B thì bị phát hiện. Vậy A phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội sử dụng vũ khí trái phép và tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]
Bình luận