Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
- Về thời điểm:
+ Thời điểm bắt đầu của giai đoạn phạm tội chưa đạt: Là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan (ví dụ như hành vi nhặt dao để đâm nạn nhân)
+ Thời điểm kết thúc của phạm tội chưa đạt: Là thời điểm hành vi phạm tội phải dừng lại khi nó chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Bao gồm một trong các trường hợp sau:
- Can phạm đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan.
- Can phạm chưa thực hiện hết các hành vi khách quan đối với tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức mà có nhiều hành vi khách quan (ví dụ tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản can phạm mới thực hiện được hành vi bắt cóc con tin).
- Can phạm đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra với cấu thành tội phạm vật chất( ví dụ tội trộm cắp tài sản nhưng chưa lấy được tài sản).
- Về tâm lý: Việc can phạm phải dừng lại ở thời điểm trên là do các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân ấy có thể là do: nạn nhân tránh được, hoặc bị người khác ngăn chặn, hoặc không có đối tượng tác động, hoặc công cụ, phương tiện vô hiệu như đạn không nổ, thuốc độc không có giá trị sử dụng.
2. Xác định trách nhiệm hình sự trong phạm tội chưa đạt
a. Căn cứ vào thái độ, tâm lý của người phạm tội đối với việc chưa đạt:
- Có 2 loại phạm tội chưa đạt như sau:
+ Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây hậu quả, nhưng vì nguyên nhân khách quan hậu quả đó không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, hoàn thành về hành vi). (Ví dụ: Một người có ý định giết người khác, đã dùng dao đâm 2 phát vào tim nạn nhân và tin rằng nạn nhân đã chết nên bỏ đi, nhưng sau đó nạn nhân được cứu chữa kịp thời nên không chết. Ở đây người phạm tội đã hành động như ý muốn của mình và tin là hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra nhưng lại không xảy ra. Trong trường hợp này nếu người phạm tội dừng lại mặc dù không còn gì ngăn cản nhưng cũng không được coi là tự nguyện nửa chừng chấm dứt thực hiện tội phạm nữa, vì người phạm tội đã thỏa mãn với hành vi nhưng chưa thỏa mãn về hậu quả).
+ Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi). (Ví dụ: Một người có ý định dùng súng bắn vào 1 người khác nhằm mục đích để tước đoạt tính mạng người đó, nhưng mới bắn được 1 phát thì bị người khác phát hiện và giữ tay lại, không bắn tiếp được nữa và nạn nhân không chết, chỉ bị thương. Trường hợp này người phạm tội chưa bắn được như ý muốn, chưa tin vào hậu quả xảy ra và hậu quả cũng không xảy ra).
b. Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến chưa đạt
- Có 2 loại phạm tội chưa đạt như sau:
+ Phạm tội chưa đạt vô hiệu: Là trường hợp phạm tội mà nguyên nhân khách quan của việc chưa đạt gắn với công cụ phương tiện hoặc đối tượng tác động (Ví dụ: Trộm tiền mở két không còn tiền ở trong két...).
+ Các trường hợp phạm tội chưa đạt khác.
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]
Bình luận