Trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp trong Luật hình sự quốc tế

Ngày nay các quốc gia đang đẩy mạnh việc tương trợ tư pháp trong công cuộc phòng chống tội phạm, vì vậy chúng ta cần tìm hiểu rõ trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự.

Tương trợ tư pháp là hành vi pháp lý được thực hiện giữa hai hay nhiều quốc gia, vậy cần tuân thủ đúng trình tự, thủ tục quy định tại các Điều ước mà các quốc gia thành viên ký kết.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Tương trợ tư pháp về hình sự là gì?

Tương trợ tư pháp về hình sự là việc các quốc gia giúp đỡ, hỗ trợ phối hợp với nhau trong việc điều tra, truy tố hoặc các thủ tục tố tụng khác trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có tổ chức xuyên quốc gia thông qua Cơ quan trung ương của mỗi quốc gia trên cơ sở Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà các nước ký kết hoặc trên nguyên tắc có đi có lại.

Trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự

Theo quy định chung của các điều ước quốc tế hiện hành về tương trợ tư pháp trong vấn đề hình sự, trình tự thù tục thực hiện tượng trợ tư pháp hình sự được quy định như sau:

-Quốc gia yêu cầu phải soạn thảo văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp theo các quy định về thủ tục được ghi nhận trong điều ước quốc tế, phải đáp ứng được các quy tắc thủ tục này. Nội dung các vấn đề yêu cầu phải được trình bày rõ ràng và cụ thể. Văn bản yêu cầu cùng các tài liêu kèm theo phải được soạn thảo bằng ngôn ngữ của quốc gia yêu cầu và có bản dịch sang ngôn ngữ của quốc gia được yêu cầu đính kèm theo. Tập hợp các tài liệu và giấy tờ này sẽ được gửi cho quốc gia được yêu cầu theo con đường đã được quy định trong điều ước quốc tế hữu quan;

-Sau khi đã nhận được yêu cầu tương trợ tư pháp, quốc gia được yêu cầu sẽ nghiên cứu và cho phép thực hiện các hành vi trợ giúp pháp lý theo yêu cầu trên lãnh thổ nước mình. Toàn bộ quá trình thực hiện các yêu cầu này phải thực sự tuân thủ các quy định tố tụng của pháp luật quốc gia được yêu cầu, nghĩa là luật tố tụng hình sự của nước này sẽ được áp dụng trong quá trình tiến hành các hoạt động trợ giúp pháp lý. Đây là quy định có tính nguyên tắc bao trùm lên toàn bộ các hành vi tượng trợ tư pháp được thực hiện. Tuy nhiên, trong luật quốc tế cho phép nguyên tắc pháp luật này có ngoại lệ, theo đó luật tố tụng của quốc gia yêu cầu có thể được áp dụng đối với các hoạt động tương trợ tư pháp được tiến hành trên lãnh thổ quốc gia được yêu cầu. Nếu quy định tố tụng này không trái với pháp luật của quốc gia được yêu cầu. Trong trường hợp đặc biệt và cụ thể này, tất nhiên chỉ áp dụng quy định của luật tố tụng nước yêu cầu theo đề nghị chính thức của quốc gia này

- Toàn bộ chi phí cho hoạt động tương trợ tư pháp sẽ do quốc gia nơi tiến hành các hoạt động trợ giúp này phải gánh chịu. Như vậy hành vi trợ giúp tư pháp được thực hiện ở quốc gia nào thì quốc gia đó phải có nghĩa vụ thanh toán và chịu mọi phí tổn có liên quan.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Ví dụ

Chẳng hạn ở Hiệp định tương trợ quốc tế tư pháp về Hình sự của Nhà nước Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Vương quốc Căm-pu-chia, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa Sing-ga-po và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định là:
Điều 5. Hình thức yêu cầu tương trợ
1. Yêu cầu tương trợ phải được làm bằng văn bản, hoặc trong trường hợp có thể, bằng bất kỳ phương tiện nào có khả năng tạo ra một bản sao cho phép Quốc gia được yêu cầu chứng thực được. Trong trường hợp khẩn cấp, hoặc trong trường hợp mà pháp luật của Quốc gia được yêu cầu cho phép, yêu cầu có thể được làm bằng lời nói với điều kiện yêu cầu sẽ được khẳng định bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày.
2. Các cơ quan trung ương phải chuyển toàn bộ các yêu cầu và văn bản, thư từ kèm theo. Trong trường hợp khẩn cấp và được pháp luật của Quốc gia được yêu cầu cho phép, yêu cầu và mọi tài liệu, thư từ kèm theo có thể được chuyển thông qua Tổ chức Cảnh sát quốc tế (INTERPOL) hoặc Tổ chức Cảnh sát Đông Nam Á (ASEANAPOL).

Khuyến nghị của công ty Luật Everest:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected]