Trộm cắp tài sản của chính mình có bị kết tội trộm cắp tài sản không?

Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng...thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

Hỏi: Bạn tôi là một người mê cờ bạc, rượu chè. Thời gian gần đây độ bong đá bị thua khiến cho bạn tôi nợ nần chống chất. Do các chủ nợ liên tục xiết nợ nên bạn tôi đã lên kế hoạch trộm tài sản của nhà bà N, người sống trong cùng một khu phố. Ngày 28/10/2016, nhân lúc bà N không có nhà, bạn tôi đã lẻn vào nhà lấy trộm được một hộp trang sức bên trong đựng 1 chiếc nhẫn vàng 2 chỉ. Sau khi chiếm đoạt được, bạn tôi dự định sẽ mang chiếc nhẫn này đi bán,. Nhưng khi về nhà, bạn tôi nhận ra đó là chiếc nhẫn của mình. Sáng hôm sau, bạn tội ra hiệu cầm đồ để cầm chiếc nhẫn, đang đi trên đường thì bị Công an bắt về hành vi trộm cắp tài sản, tang vật lại chính là chiếc nhẫn của bạn tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, trong trường hợp này, bạn tội có phạm tội trộm cắp tài sản hay không? (Trần Đình Tiến - Bắc Ninh)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Vũ Thị Huyền Trang - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau: “1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.

Trong trường hợp này, mặc dù, chiếc nhẫn vàng là của bạn anh bị thất lạc nhưng bạn anh vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Bởi vì, dấu hiệu “tài sản của người khác” chỉ có giá trị đối với mặt chủ quan của người phạm tội. Họ cho rằng đó là tài sản của người khác nên mới lén lút chiếm đoạt, chứ không bắt buộc bản chất tài sản phải là của người khác. Cho nên, việc bạn chị chiếm đoạt được chính chiếc nhẫn của mình chỉ là sự ngẫu nhiên chứ không phải là việc mà bạn chị đã ý thức được trước đó. Việc xác định nguồn gốc tài sản chỉ có giá trị đối với vấn đề xử lý tài sản đó. Do đo bạn chị sẽ vẫn bị kết án với tội trộm cắp tài sản.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.