Tương trợ tư pháp điều chỉnh những vấn đề gì?

Tương trợ tư pháp về hình sự là một hành vi pháp lý song phương hoặc đa phương, vậy nó cũng sẽ điều chỉnh một số vấn đề cơ bản như chuyển giao giấy tờ, điều tra, chuyển giao vật chứng… được quy định trong Công ước hay Hiệp định mà các quốc gia thành viên ký kết.


Tương trợ tư pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự là mối quan tâm lớn của mỗi quốc gia khi tham gia hợp tác quốc tế.


Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, tương trợ tư pháp là gì?

Tương trợ tư pháp về hình sự là việc các quốc gia giúp đỡ, hỗ trợ phối hợp với nhau trong việc điều tra, truy tố hoặc các thủ tục tố tụng khác trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có tổ chức xuyên quốc gia thông qua Cơ quan trung ương của mỗi quốc gia trên cơ sở Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà các nước ký kết hoặc trên nguyên tắc có đi có lại.

Thứ hai, các vấn đề mà tương trợ tư pháp điều chỉnh

Trong hợp tác quốc tế chống tội phạm, tương trợ tư pháp là khả năng duy nhất thực hiện các hành vi tố tụng hình sự cần thiết ở nước ngoài. Các quy định của điều ước quốc tế về tương ượ tư pháp điều chỉnh tổng thể các vấn đề cố liên quan nằm ưong nội dung tương trợ pháp lý, còn những vấn đề chuyên biệt có vai trò quan trọng trong đấu tranh chống tội phạm có thể được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương về chống một loại tội phạm hình s.ự quốc tế cụ thể, như: các quy định về dẫn độ tội phạm được ghi nhân trong các điều ước quốc tế chuyên biệt về chống tội phạm khủng bố, buôn lậu ma túy, buôn bán và vận chuyển nô lệ, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia Nhìn chung, các quy định của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp điều chỉnh các vấn đề pháp lý cơ bản sau đây trong trợ giúp pháp lý trên bình diện quốc tế:

+ Chuyển giao và tiếp nhận các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đêh vụ việc hình sự được thụ lý;

+ Tiến hành các hoạt động tác nghiệp điều tra - thẩm vấn, như: thẩm vấn các nghi can, các bị cáo, lấy lời khai của nhân chứng hoặc trưng cầu ý kiến tư vấn chuyên môn của các chuyên gia có liên quan như chuyên viên tâm lý, bác sĩ giám định pháp y...;

+ Thực hiện các hành vi khám xét tư pháp thu hồi và chuyển giao vật chứng vụ án, tiến hành các hoạt động giám định cần thiết cũng như các hành vi truy tìm tội phạm;

+ Cung cấp các thông tin cần thiết về pháp luật hiện hành và thực tiễn tòa án của nước mình, các thông tin về tiền án của cá nhân tội phạm đã bị tòa án cùa nước mình ra án quyết trước đó, bản in dấu vân tay của cá nhân tội phạm;

+ Thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp khác theo yêu cầu của quốc gia hữu quan đã được thỏa thuận và ghi nhận trong điều ước quốc tế đối với từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh xác định.

Thứ ba, tương trợ tư pháp được quy định trong một số Công ước song phương, đa phương trong khu vực và trên thế giới như thế nào?

-Trong khu vực có Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự của Nhà nước Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Vương quốc Căm-pu-chia, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a, Cộn hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa Sing-ga-po và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khoản 2 Điều 1 quy định:
Điều 1. Phạm vi tương trợ
2. Tương trợ theo Hiệp định này có thể bao gồm:
(a) Thu thập chứng cứ hoặc lấy tờ khai tự nguyện từ những người có liên quan;
(b) Bố trí để những người có liên quan cung cấp chứng cứ hoặc trợ giúp trong các vấn đề hình sự;
(c) Thực hiện việc tống đạt giấy tờ, tài liệu tư pháp;
(d) Tiến hành khám xét, thu giữ;
(e) Kiểm tra đồ vật, địa điểm;
(f) Cung cấp bản gốc hoặc bản sao có xác nhận tài liệu, hồ sơ, chứng cứ có liên quan;
(g) Xác định hoặc truy tìm tài sản do phạm tội mà có và phương tiện phạm tội;
(h) Hạn chế giao dịch đối với tài sản hoặc phong tỏa tài sản có được từ việc thực hiện tội phạm có thể bị thu hồi hoặc tịch thu;
(i) Thu hồi, tịch thu tài sản do phạm tội mà có;
(j) Xác minh địa chỉ và nhận dạng người làm chứng, người bị tình nghi;
(k) Các hình thức tương trợ khác theo thỏa thuận và phù hợp với mục đích của Hiệp định này và pháp luật của Quốc gia được yêu cầu.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

-Trong hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm, nhóm điều ước ví tương trợ tư pháp hình sự là loại nguồn đặc biệt quan trọng của luật hình sự quốc tế. Điều ước quốc tế thuộc nhóm này chủ yếu là điều ước song phương hoặc đa phương khu vực, như Công ước châu Âu về tương trợ tư pháp năm 1959 và Nghị định thư bổ sung nãm 1978, Công ước 1957 của châu Âu về dẫn độ tội phạm và Nghị định thư bổ sung năm 1975...Các điều ước quốc tế song phương về tương trợ tư pháp thường điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chuyển giao tài liệu, giấy tờ và chứng cứ tòa án, thông báo về luật hiện hành và thực tiễn tòa án của quốc gia hữu quan, lấy lời khai của bị can, bị cáo và nhân chứng...
Những vấn đề mà tương trợ tư pháp điều chỉnh còn tuân theo các Công ước, Hiệp định mà các Quốc gia thành viên ký kết.

Khuyến nghị của công ty Luật Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected]