Thi hành án là dạng hoạt động chấp hành, quản lí và thể hiện rõ tính chất hành chính, vì vậy, nó phải thuộc chức năng của quyền hành pháp.
Thi hành án là dạng hoạt động chấp hành, quản lí và thể hiện rõ tính chất hành chính, vì vậy, nó phải thuộc chức năng của quyền hành pháp. Là dạng hoạt động chấp hành vì thi hành án chỉ được tiến hành trên cơ sở các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và trong khuôn khổ luật định; toàn bộ quá trình thi hành án với những hoạt động, biện pháp, cách thức khác nhau đều nhằm thực hiện những nội dung đã được thể hiện trong các bản án, quyết định của toà án và theo các quy định cụ thể của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Là dạng hoạt động quản lí vì thi hành án là sự tác động tới đối tượng phải thi hành án để họ tự giác thi hành hoặc áp dụng các biện pháp buộc họ phải thi hành nghĩa vụ đã được xác định trong các bản án, quyết định của toà án; phải tuân theo các quy định của pháp luật; giáo dục họ có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích của cá nhân, tôn trọng kỉ luật nhà nước và trở thành người lương thiện (đối với những người bị kết án phạt tù). Để thực hiện các hoạt động chấp hành và quản lí nói trên, phương pháp thuyết phục, giáo dục có ý nghĩa quan trọng nhưng phương pháp mệnh lệnh, bắt buộc phải thi hành có tính chất đặc thù (trong thi hành án hình sự đó là phương pháp chủ yếu và có tính tiên quyết).
Có ý kiến cho rằng, thi hành án là dạng hoạt động mang tính hành chính - tư pháp vì: Thứ nhất, căn cứ để thi hành án là các bản án và quyết định của toàn án; thứ hai, có sự tham gia của các cơ quan tư pháp (theo nghĩa rộng) vào quá trình thi hành án. Chúng tôi cho rằng quan niệm như vậy có nhiều điểm hợp lí. Tuy nhiên, như đã phân tích ở đoạn trên, cái căn bản trong thi hành án là tính chất chấp hành, quản lí và phương pháp bắt buộc, nghĩa là tính hành chính là cái nổi trội, cơ bản, quán xuyến. Vì vậy, có thể dùng "cái gạch ngang" giữa hành chính và tư pháp để phản ánh bản chất của thi hành án. Vấn đề đặt ra là có thể xác định được mức độ (liều lượng) của tính hành chính và tính tư pháp trong thi hành án hay không? Thật khó có thể xác định rõ được điều này. Tuy nhiên, thực tiễn cũng đã cho thấy rằng, đặc điểm của mỗi loại hình thi hành án cũng như của mỗi nhóm vụ việc trong từng loại hình thi hành án quy định mức độ của tính hành chính và tính tư pháp. Theo chúng tôi, trong thi hành án, tính tư pháp luôn thể hiện ở mức độ hạn chế hơn so với tính hành chính. (Nguồn:Tạp chí Luật học số 2/2001 (2/2001)
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận