Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: "1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng; b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng; c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng; d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng".

1. Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù (khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự). Ví dụ: Tội giết con mới đẻ (Điều 94); tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 95; tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở Việt Nam trái phép (Điều 274)...

2. Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù (khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự). Ví dụ: Tội lây truyền HIV cho người khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 117; tội cưỡng dâm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 113...

3. Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù (khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự). Ví dụ: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 156; tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 154...

4. Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây y nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự). Ví dụ: tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 79; tội giết người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 93; tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 194....

Chú ý

- Việc xác định tội phạm nào là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng không phức tạp, chỉ cần căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy.
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
- Ví dụ: Ngày 1-1-2010 A phạm tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự nhưng chưa bị khởi tố điều tra, đến ngày 10-12-2014, A lại phạm tội trộm cắp tài sản và đến ngày 25-5-2015 cơ quan điều tra mới phát hiện hành vi phạm tội trộm cắp. Nếu căn cứ vào thời hiệu truy trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng thì sau ngày 1-1-2015 là đã hết, nhưng trước đó (10-12-2014) A lại phạm tội mới nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối vơí tội gây rối trật tự nơi công cộng lại được tính từ ngày 10-12-2055 chứ không phải từ ngày 1-1-2010. Vì vậy A phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội: tội trộm cắp tài sản và tội gây rối trật tự công cộng.
- Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính; thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.

(Nguồn tham khảo: toaan.gov.com)

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]