Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo

Quyền bào chữa là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam.

Việc thực hiện tốt các nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng xác định được sự thật khách quan của vụ án, giúp hoạt động tố tụng được tiến hành đúng trình tự, đảm bảo việc xét xử công minh, kịp thời, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Trong tố tụng hình sự, giai đoạn xét xử được coi là giai đoạn trung tâm, nơi mà mọi tình tiết của vụ án được đưa ra đánh giá, xem xét một cách toàn diện và trên cơ sở kết quả tranh tụng giữa luật sư bào chữa và đại diện viện kiểm soát giữ quyền công tố tại phiên tòa, tòa án ra bản án, quyết định tuyên một người có tội hay không.

Giai đoạn xét xử sơ thẩm là giai đoạn quan trong trong thủ tục tố tụng tại tòa án. Đối với vụ án hình sự tại phiên tòa sơ thẩm , viện kiểm sát là cơ quan giữ quyền công tố sẽ thực hiện việc buộc tội bị cáo, hội đồng xét xử dựa trên chưng cứ đã được điều tả tiến hành quá trình xét hỏi,tranh luận tại phiên tòa để đưa ra bản án, quyết định cuối cùng, còn luật sư bào chữa cho bị cáo sẽ được thực hiện việc tranh luận đối với cáo buộc của Viện kiểm sát cũng như với phía bị hại.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp thì hiện nay dù 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập được đoàn luật sư với gần 9.500 luật sư nhưng chỉ có 20% các vụ án hình sự trong cả nước có luật sư tham gia. Đây là một con số rất hạn chế, thể hiện sự bất cập trong việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân:

- Trước tiên là hoạt động cấp giấy chứng nhận
bào chữa của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 56, Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS) và điều 27 Luật Luật sư. Khoản 4 Điều 56 BLTTHS quy định trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghi của người bào chữa, cơ quan điều tra, viện kiếm sát, tòa án phải xem xét cấp Giấy chứng nhận bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ , kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Quy định là như vậy nhưng việc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, phiền hà cho luật sư bào chữa bởi các thủ tục giao và nhận giấy chứng nhận bào chữa được thực hiện không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Ngoài ra Luật Luật sư cũng quy định là giấy chứng nhận bào chữa có giá trị trong giai đoạn tố tụng, tuy nhiên hiện nay nhiều nơi, khi kết thúc giai đoạn tố tụng , hồ sơ vụ án chuyển sang cơ quan tiến hành tố tụng khác thì luật sư lại phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bào chữa.

- Thứ hai là việc luât sư tiếp xúc với thân chủ của mình.

Điểm a, b và e khoản 2 Điều 58 BLTTHS quy định “Luật sư có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa. Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can. Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam”.

Khoản 1 Điều 7 Thông tư 70/2011/TT- BCA cũng quy định: “Điều tra viên phải giao các quyết định tố tụng liên quan đến người được bào chữa cho người bào chữa và thông báo cách thức liên lạc của Cơ quan điều tra, Điều tra viên với họ khi cần thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can. Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa, nếu từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì phải có văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa”.

Quy định như vậy nhưng trên thực tế, việc luật sư được gặp bị can đang bị tam giam còn gặp nhiều khó khăn, nhiều trường hợp bị từ chối do điều tra viên đi vắng mặt hoặc thông báo thời gian quá gấp khiến luật sư không thể thu xếp được.

- Thứ ba, Điều 64, 65 và Điều 66 BLTTHS chỉ quy định về quyền điều tra, thu thập và đánh giá chứng cứ thuộc về cơ quan tố tụng mà không quy định quyền này của các luật sư cũng không đề cập đến cơ quan nhà nước tiến hành tố tụng cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của luật sư. Trong nhiều trường hợp, cơ quan điều tra đã không mời luật sư tham gia hoạt động khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra.

- Thứ tư, một trong những hoạt động quan trong nhất tại phiên tòa là hoạt động tranh luận giữa luật sư và kiểm sát viên. BLTTHS có nhiều quy định đảm bảo cho việc buộc tội và gỡ tội được tranh tụng bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ dù tố tụng hình sự Việt Nam không phải là kiểu tố tụng tranh tụng. Điều 210 BLTTHS cho phép các bên buộc tội và gỡ tội có quyền bình đẳng đưa ra các chứng cứ, tài liệu trước tòa. Điều 218 của BLTTHS quy định rõ nguyên tắc tranh tụng ở việc quy định thủ tục đối đáp, trong đó có việc bị cáo có quyền trình bày ý kiến của bản luận tội và đưa ra đề nghị của mình. Điều luật cũng bắt buộc viện kiếm sát phải đưa ra lập luận với từng ý kiến. Đây là trách nhiệm của bên buộc tội tại phiên tòa, phải tranh luận toàn diện, đầy đủ, bình đẳng với bên gỡ tội, không được tránh hoặc trả lời một cách áp đặt và thiếu trách nhiệm kiểu như “giữ nguyên quan điểm truy tố” mà không đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm ý kiến của mình. Tuy nhiên trên thực tế tại nhiều phiên tòa, việc tranh luận còn nhiều hạn chế, có trường hợp khi đối đáp, viện kiểm sát chỉ cho rằng tranh luận của luật sư là không có căn cứ nên đề nghị hội đồng xét xử không chấp nhận.

Những bất cập nói trên ảnh hưởng tiêu cực đến quyền bào chữa của người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo. Vì vậy phải bổ sung các quy định trong BLTTHS là vô cùng cần thiết và phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp chiến lược phát triển nghề luật sư, trong đó cải cách tư pháp hình sự đang là một trong những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp nhằm mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
(Nguồn: Tạp chí luật sư số 08/2015)

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].