Hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý của những chủ thể tham gia phiên tòa hình sự

Từ nguyên tắc tranh tụng với sự phân định rõ ba chức năng cơ bản trong TTHS là buộc tội, bào chữa và xét xử với những chủ thể tương ứng, BLTTHS cũng cần sửa đổi các quy định cụ thể về địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể.

Từ nguyên tắc tranh tụng với sự phân định rõ ba chức năng cơ bản trong TTHS là buộc tội, bào chữa và xét xử với những chủ thể tương ứng, BLTTHS cũng cần sửa đổi các quy định cụ thể về địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể này đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc trên.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Đối với Tòa án: chủ thể của chức năng xét xử, cần được quy định cụ thể, rõ ràng Toà án là cơ quan tư pháp, độc lập với bên buộc tội và bên bào chữa. Theo chúng tôi, những quy định không phù hợp với nội dung của chức năng xét xử cần được sửa lại cho phù hợp. Cụ thể là:

Thứ nhất, bỏ quy định HĐXX có quyền khởi tố vụ án tại Điều 104 BLTTHS; Bởi vì đây là công việc thuộc chức năng buộc tội.Thứ hai, việc Toà án tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với VKS cấp trên khi thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ không phù hợp với chức năng, địa vị pháp lý của Toà án. Do đó, cần bỏ quy định nêu trên tại khoản 2 Điều 222 BLTTHS.Thứ ba, sửa đổi quy định về việc thẩm phán trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo Điều 179 BLTTHS 2003 theo hướng quy định trường hợp duy nhất mà Thẩm phán có thể trả hồ sơ yêu cầu bổ sung là khi thẩm phán phát hiện ra những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng cản trở cho việc xét xử của HĐXX (VKS chưa tống đạt cáo trạng cho bị cáo...). Còn về vấn đề chứng cứ đã đủ hay chưa, chứng cứ nào là chứng cứ quan trọng của vụ án... là trách nhiệm của VKS đối với việc bảo vệ cáo trạng của mình. Toà án không có nhiệm vụ hỗ trợ chức năng "buộc tội” của VKS.

Đối với VKS, cần quy định VKS chỉ thực hiện một chức năng duy nhất là chức năng công tố. Tại phiên tòa sơ thẩm, VKS chỉ có nhiệm vụ thực hành quyền công tố để bảo vệ cáo trạng của mình. Điều này phù hợp với nguyên tắc tranh tụng, phân định rõ chức năng của các chủ thể và đảm bảo sự bình đẳng giữa hai chức năng buộc tội và gỡ tội về địa vị pháp lý. Việc bỏ chức năng kiểm sát xét xử tại phiên tòa của VKS sẽ góp phần giúp HĐXX độc lập, khách quan hơn khi xét xử.

Ngoài ra, cần quy định lại vị trí ngồi của KSV và người bào chữa tại các phiên tòa hình sự theo hướng để Luật sư được ngồi ở ghế đối diện ngang bằng với KSV và gần bị cáo. Ở vị trí này Luật sư bào chữa cho bị cáo vừa có điều kiện dễ dàng tiếp xúc với bị cáo vừa có sự ngang bằng với KSV. Quy định này thể hiện sự bình đẳng trước Toà án của KSV và Luật sư. Trong các phiên toà có nhiều bị cáo, nhiều người bào chữa, có thể tăng số lượng KSV để tương xứng hơn trong tranh tụng.

Đối với Người bào chữa, để thực hiện tốt hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, cần mở rộng quyền thu thập chứng cứ và cách thức thu thập chứng cứ của người bào chữa. BLTTHS cần quy định về việc CQĐT và VKS khi nhận được đồ vật, tài liệu do người bào chữa cung cấp phải đưa những chứng cứ này vào hồ sơ hình sự. Trong trường hợp bị cáo không có người bào chữa, việc hỏi cung cũng cần sự có mặt của người đại diện hợp pháp hoặc người thân thích được bị cáo đề nghị làm người bào chữa cho họ. Quy định này không chỉ nhằm tránh tình trạng "bức cung, mớm cung” dẫn tới việc bị cáo phản cung tại phiên tòa mà còn tăng tính dân chủ, khách quan trong quá trình điều tra, tránh những oan sai. Hơn nữa, quy định này cũng sẽ đảm bảo sự vững chắc của các lý lẽ, lập luận mà người bào chữa đưa ra trong tranh tụng tại phiên tòa. Không thể nói về tăng cường tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo nếu không tạo điều kiện cho họ và người bào chữa của họ có được các bảo đảm về mặt pháp lý khi tham gia vào quá trình tranh tụng tại Tòa.

(Nguồn: Hồ Nguyễn Quân - Toà án quân sự Khu vực 2 Quân khu 4)

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].