Bình luận tội vi phạm quy định về cạnh tranh

Để có những chế tài có tính răn đe cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh, tăng cường các hoạt động cạnh tranh hiệu quả trên thị trường, việc bổ sung tội danh liên quan đến hành vi xâm hại cạnh cạnh vào Bộ luật hình sự là cần thiết.

Cạnh tranh có vai trò là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên bảo vệ cạnh tranh là hết sức cần thiết làm tiền đề cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Khi cạnh tranh trường được bảo vệ một cách tốt nhất sẽ đàm bảo cho sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của tội vi phạm quy định về cạnh tranh

Điều 217 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về cạnh tranh như sau:

"1- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: (a) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; (b) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; (c) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: (a) Phạm tội 02 lần trở lên; (b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; (c) Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền; (d) Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên; (đ) Gây thiệt hại cho người khác 5.000.000.000 đồng trở lên.

3- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: (a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; (b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; (c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm".

Các yếu tố cấu thành của tội vi phạm quy định về cạnh tranh

(i) Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về cạnh tranh:

- Dấu hiệu hành vi khách quan:

Tội phạm thể hiện ở hành vi khách quan sau đây: Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thỏa thuận ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường: Là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường nhằm duy trì vị thế của mình dưới hình thức ngăn cản các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường bằng cách tạo ra các rào cản như: Thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp mới muốn gia nhập thị trường. Kêu gọi, dụ dỗ khách hàng cùa mình không giao dịch với doanh nghiệp mới đó. Cùng mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp mới không thể gia nhập thị trường. Thỏa thuận ngăn cản doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh: Là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhăm duy trì, cụng cố vị thê của mình trên thị trường dưới hình thức ngăn cản (doanh nghiệp khác mở rộng phát triên kinh doanh thông qua các biện pháp: Thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận. Kêu gọi nhà phân phối của mình phân biệt đối xử, gặp khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp khác. Cùng mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thề mở rộng kinh doanh.

Thỏa thuận ngăn cản doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh: Là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhăm duy trì, cụng cố vị thê của mình trên thị trường dưới hình thức ngăn cản (doanh nghiệp khác mở rộng phát triên kinh doanh thông qua các biện pháp: Thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận. Kêu gọi nhà phân phối của mình phân biệt đối xử, gặp khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp khác. Cùng mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thề mở rộng kinh doanh.

Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thông đồng đấu thầu là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia đấu thầu để một hoặc các bên xác định trước trúng thầu.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp:

Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Hành vi này được hiểu là việc thống nhất cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây: Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng; tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể; áp dụng công thức tính giá chung; duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan; không chiét khâu giá hoặc áp dụng mức chiêt khấu giá thông nhât; dành hạn mức tín dụng cho khách hàng; không giảm giá nêu không thông báo cho các thành viên khác của thỏa thuận; sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, nguồn cung dịch vụ. Trong đó, thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm rnua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận. Thỏa thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất mỗi bên tham gia thóa thuận chi được mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định.Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Trong đó, thỏa thuận hạn chế số lượng, khối lượng sàn xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ là việc thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị tnrờng liên quan so với trước đó. Thỏa thuận kiểm soát số lượng, khối lượng sàn xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất ấn định sổ lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ờ mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư. Trong đó, thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ là việc thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sừ dụng. Thỏa thuận hạn chế đầu tư là việc thống nhất không đưa thêm vốn để mở rộng sàn xuất, cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triền khác.Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng

Dấu hiệu hậu quả của tội phạm: Gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. Hậu quả của tội phạm phải xác định, lượng hóa ra thành tiền thu lọi bất chính hoặc gây thiêt hại cho doanh nghiệp khác từ chính các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh đó gây ra.

(ii) Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định về cạnh tranh:

Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh, thấy trước được hậu quả của hành vi vi phạm quy định vê cạnh tranh và mong muôn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh nào được thực hiện do cố ý gián tiếp. Mục đích của người phạm tội là thu lợi hoặc gây thiệt hại cho người khác.

(iii) Khách thể của tội vi phạm quy định về cạnh tranh:

Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc quy định về cạnh tranh giữa các tổ chức, doanh nghiệp trên thị trường được quy định cụ thể trong Luật cạnh tranh năm 2004 và các hướng dẫn liên quan khác.

(iv) Chủ thể của tội vi phạm quy định về cạnh tranh:

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Pháp nhân là tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) và hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam được quy định tại Điều 2 của Luật cạnh tranh năm 2005. Cá nhân phạm tội của tội phạm này chì cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuôi theo quy định của pháp luật.

Luật gia Nguyễn Thị Hải Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, tổng hợp.

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].