Bình luận về thẩm quyền xét xử của Tòa án

BLTTHS năm 2015 có nhiều quy định mới để thể chế hóa quan điểm cải cách tư pháp của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức TAND năm 2014, thể hiện rõ trong một số quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án.

Thẩm quyền xét xử của Tòa án được quy định rõ tại điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, quy định cụ thể về thẩm quyền xét xử của Tòa án

Như đã nói ở trên, thẩm quyền xét xử của Tòa án được quy định cụ thể tại điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

1.Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự vê tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hòa bình, chổng loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;

d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:

a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;

b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;

c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử cùa Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiễu cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phổ thuộc tình, thành phổ thuộc thành phổ trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người”.

Thứ hai, bình luận về thẩm quyền xét xử của Tòa án

(i) Thẩm quyền xét xử theo sự việc là sự phân định thẩm quyền giữa tòa án các cấp với nhau và căn cứ vào tinh chất của tội phạm. Việc quy định đúng đắn thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo đảm cho Tòa án xét xử đúng đắn, khách quan vụ án. Nếu thẩm quyền của TAND cấp huyện và TAQS khu vực được quy định hợp lý, chặt chẽ thì phần lớn tội phạm xảy ra sẽ được xử lý kíp thời, phát huy tác được tác dụng giáo dục răn đe và góp phần bảo vệ trật tự xã hội. Việc quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp được căn cứ vào các dẩu hiệu khác nhau:

- Dấu hiệu thể hiện tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm hoặc của vụ án;

- Dấu hiệu thể hiện không gian thực hiện tội phạm hoặc hành vi tố tụng;

- Dấu hiệu liên quan đến các đặc điểm nhân thân của người phạm tội.

(ii) Thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực

TAND cấp huyện là cấp xét xử đầu tiên trong trình tự các cấp xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành. Việc phân định thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án cấp tính, Tòa án nhân dân tối cao, bởi vì các nhà lập pháp bao giờ cũng bắt đầu từ việc xác định thẩm quyền của các cấp xét xử thấp nhất sau đó mới quy định thẩm quyền của các cấp xét xử cao hơn.

Theo khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền xét xử của TAND các cấp, TAND cấp huyện có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội phạm sau đây:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287,288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;

d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(iii) Thầm quyền xét xử theo vụ việc của TAND cấp huyện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bao gồm các loại tội phạm có mức hình phạt cao nhất theo quy định của Bộ luật hình sự là 15 năm tù trừ những tội phạm được quy định tại điểm a, b, c, d Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Việc tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện là một giải pháp nhằm giảm lượng án tồn đọng ở tòa án cấp tỉnh và tòa án phúc thẩm TAND tối cao. Đây cũng là một bước cải cách phù hợp với tình hình của ngành tòa án hiện nay khi trình độ chuyên môn của thẩm phán TAND cấp huyện đang từng bước được nâng cao, cơ sở vật chất của ngành tòa án cấp huyện cũng đã đáp ứng được với nhiệm vụ xét xử mới.

(iv) Nếu điều luật có nhiều khoản thì Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử các trường hợp phạm tội thuộc tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm ưọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ các tội phạm được quy định ở các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 268 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, nếu các tội phạm đó thuộc tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ các tội phạm được quy định ở các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 268 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trong trường hợp một người đang chấp hành hình phạt theo bản án của bất cứ tòa án cấp nàò mà lại bị truy tố về tội thuộc thẩm quyền xét xử cùa Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc của Tòa án quân sự khu vực thì các Tòa án đó cũng có thẩm quyền xét xử, trừ trường hợp người bị kết án đã bị án tử hình hoặc tù chung thân mà chưa được giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

(v) Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu

Thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu được quy định tại khoản 2 điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo đó, TAND cấp tình có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc nhưng vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án cấp dưới mà mình lấy tên để xét xử. Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự sau:

- Những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực, tức là những vụ án hình sự vê những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, từ những vụ án mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù và những vụ án về các tội xâm phạm an ninh quôc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296. 322 và 323 của Bộ luật hình sự;

- Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;

- Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người. Khi có những vụ án rơi vào các trường hợp nàỵ thì cơ quan điều tra cấp huyện trao đổi với VKS cùng cấp và chuyển hồ sơ vụ án lên cơ quan điêu tra cấp tỉnh để điều tra. Nếu hồ sơ đã chuyển lên thì VKS cấp huyện chuyển vụ án cho VKS cấp tỉnh trước tòa án cấp tỉnh.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].