Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Người phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (bị xác định là tội phạm) là người hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đó có thể là người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đồng phạm hoặc chuẩn bị phạm tội.
Căn cứ pháp lý của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 (gọi tắt là "BLHS"), như sau:
Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Dấu hiệu pháp lý của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
(i) Khách thể của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: Khách thể trực tiếp của tội hoạt động nhằm lật đồ chính quyền nhân dân là sự tồn tại của chính quyền nhân dân, là an ninh chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối tượng tác động của tội phạm là chính quyền nhân dân từ Trung ương đến địa phương. Chính quyền nhân dân được hiểu là hệ thống các cơ quan, tổ chức trong hệ thông chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức chính trị thực hiện quyền lực của nhân dân ở vị trí trung tâm. Tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội có thể hoạt động nhằm lật đồ chính quyền nhân dân ở một câp nào đó song mục đích cuôi cùng của người phạm tội là lật đồ toàn bộ hệ thống chính quyền, thay thế chế độ hiện hành bằng một chế độ xã hội khác. Từ tính chất và tầm quan trọng của khách thể, có thể thấy được bản chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này.
(ii) Mặt khách quan của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: Mặt khách quan của tội hoạt động nhằm lật đồ chính quyền nhân dân được đặc trưng bằng hành vi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đồ chính quyền nhân dân.
Hoạt động thành lập tổ chức là hành vi nhen nhóm hình thành các tổ chức phản động hoạt động đối lập về chính trị ở Việt Nam. Hành vi này có một số biểu hiện cụ thể như: đề xướng chủ trương, đường lối, vạch kế hoạch hoạt động của tô chức thể hiện qua việc soạn thảo cương lĩnh, điều lệ, lời hiệu triệu của tổ chức; xây dựng cơ cầu, hình thành bộ khung của tổ chức; tiến hành các hoạt động nhằm công khai hóa tổ chức; tuyên truyền, lôi kéo người khác cùng hoạt động thành lập hoặc tham gia tô chức; tổ chức các hoạt động phá hoại để tạo tiêng vang cho tô chức..
Tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi tự nguyện hoặc chấp nhận đứng trong hàng ngũ của tổ chức khi biết rõ tổ chức ấy có mục đích lật đồ chính quyền, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đối tượng tham gia tổ chức phản động tiến hành các hoạt động phá hoại cụ thể theo sự chỉ đạo của tổ chức hoặc chỉ nhận lời tham gia tổ chức.
Tội hoạt động nhằm lật đồ chính quyền nhân dân hoàn thành kế từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi hoạt động thành lập tô chức, không kể đã thành lập được tô chức hay chưa hoặc từ khi nhận lời tham gia vào tổ chức, không kể đã có hoạt động cụ thể gì hay chưa.
(iii) Chủ thể của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: chủ thề của tội hoạt động nhằm lật đồ chính quyển nhân dân là người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
(iv) Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp. Nghĩa là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.Mục đích phạm tội là nhằm lật đồ chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam.
Về hình phạt của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Người phạm tội quy định tại Khoản 1 Điều 109 Bộ luật hình sự bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Khung hình phạt này áp dụng đối với người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Các khái niệm người tô chức, người xúi giục đã được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự. Người hoạt động đắc lực được hiểu là người tích cực tham gia vào việc hình thành tô chức phản động hoặc tích cực thực hiện các hoạt động chống phá chính quyên theo sự chỉ đạo của tổ chức đó. Gây hậu quả nghiêm trọng là gây những thiệt hại lớn về người, tài sản; đã thành lập và mở rộng quy mô của tổ chức phản động ranhiều địa phương, làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống chính quyền, gây mất ổn định chính trị - xã hội ở những địa bàn cụ thể nhất định.
Người phạm tội quy định tại Khoản 2 Điều 109 Bộ luật hình sự bị phạt tù từ 05 năm đến 12năm. Khung hình phạt này áp dụng cho những người đồng phạm khác và hành vi phạm tội của họ không có những tình tiết quy định tại khoản 1 của điều luật.
Theo quy định của Khoản 3 Điều 109 Bộ luật hình sự thì người chuẩn bị phạm tội hoạt động nhằm lật đỗ chính quyền nhân dân bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, Email: [email protected], [email protected].
Bình luận