Thứ hai, bình luận về các nguyên tắc
Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự tại khoản 1 Điều 492 chịu sự chi phối của các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế nói chung và là nền tảng cho mọi quan hệ quốc tế song phương và đa phương. Chủ quyền quốc gia được coi là tối cao và bất khả xâm phạm, sẽ không có quan hệ hợp tác nếu như mối quan hệ đó sẽ ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền của quốc gia. Như vậy, độc lập, chủ quyền là điều kiện tiên quyết để có hợp tác quốc tế với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Chủ quyền quốc gia bao gồm quyền tối cao của quốc gia về lập pháp, hành pháp, tư pháp trong phạm vi lãnh thổ của mình và độc lập với quốc gia khác trong quan hệ quốc tế . Trong tố tụng hình sự, mọi hoạt động tố tụng trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia đều phải do các cơ quan tiến hành tố tụng của nước đó thực hiện. Các cơ quan tiến hành tố tụng một nước muốn tác động đến các đối tượng trên lãnh thổ nước khác phải thông qua các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại.
Khi thực hiện hợp tác quốc tế trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, không phân biệt chế độ chính trị, giàu hay nghèo, lớn hay nhỏ đều có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau. Khi bàn luận, thỏa thuận các vấn đề hợp tác giải quyết vụ án hình sự, ý kiến của các quốc gia đều có giá trị như nhau. Khi đã thỏa thuận và cam kết thì các quốc gia đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện cam kết như nhau.
Trong quá trình hợp tác quốc tế giải quyết các vụ án hình sự, các quốc gia không được lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ cùa quốc gia khác. Không được dùng sức mạnh quân sự, các biện pháp kinh tế, chính trị hay các biện pháp khác để buộc quốc gia khác phải thực hiện các hoạt động tố tụng theo yêu cầu của mình như yêu cầu bắt hay không bắt ai, khởi tố một người về tội này hay tội khác, yêu cầu áp dụng hay không áp dụng một loại hình phạt nào đó.
Để phục vụ cho việc hợp tác giải quỵết các vụ án hình sự, giữa Việt Nam và các nước có thể thỏa thuận ký kết với nhau các nội dung cần hợp tác nhưng các thỏa thuận đó phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật cùa Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khi xây dựng, ban hành các văn bản hợp tác quốc tế về tố tụng, nội dung của nó không được trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và Hiến pháp Việt Nam, phải phù hợp với nội dung cùa các văn bản pháp lý quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Đây là một nguyên tắc thể hiện sự nhất quán trong chính sách, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta cũng như tập quán của quan hệ quốc tế. Đó là, việc hợp tác của nước ta với quốc gia, khu vực này không làm phương hại đến quan hệ quốc tế đã được thiết lập giữa Việt Nam với nước khác, khu vực khác.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận