“Chuyển giao tội phạm đã bị kết án”, “trao đổi tội phạm” và “trao trả tội phạm” là các vấn đề về dẫn độ tội phạm và các trường hợp chuyển giao hình sự khác, chúng đôi khi tạo ra các nhầm lẫn trong nhận thức và hiểu biết pháp lý.
Dẫn độ tội phạm là một trong những nội dung quan trọng của tương trợ tư pháp, bên cạnh đó còn có các trường hợp chuyển giao khác.
Thứ nhất, khái niệm trao đổi tội phạm:
Trao đổi tội phạm là các hành vi của các quốc gia dựa trên cơ sở chủ quyền và quyền lợi quốc gia chấp nhận sự trao đổi với nhau các cá nhân tội phạm. Việc trao đổi như vậy thực hiện với sự tuân thủ nguyên tắc tương xứng. Sự tương xúng trong trao đổi tội phạm được thể hiện không chỉ theo tiêu chí số lượng mà còn theo tiêu chí chất lượng. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, việc trao đổi tội phạm cố tính chất chính trị nhiều hơn là pháp lý, có thể khẳng định yếu tố chính trị chi phối toàn bộ các hoạt động của quốc gia trong quyết định trao đổi tội phạm
Thứ hai, chuyển giao tội phạm đã bị kết án
Đây là khái niệm pháp lý hoàn toàn khác hẳn với dẫn độ tội phạm. Hành vi chuyển giao tù nhân (cụ thể tù nhân bị tước quyền tự do) nhằm mục đích thực hiện án tù giam đối với tù nhân tại quốc gia mà họ là công dân. Việc chuyển giao này chỉ được thực hiên sau khi bàn án hình sự đã có hiệu lực và theo yêu cầu của quốc gia có tòa án đưa ra phán quyết, đồng thời có sự đồng ý của quốc gia mà tù nhân là công dân. Trong khuôn khổ của luật quốc tế đã có Công ước về chuyển giao cá nhân bị kết án tù giam được thông qua năm 1978 tại Beclin (Cộng hòa Liên bang Đức). Công ước châu Âu về chuyển giao tù nhân thông qua năm 1983 mà thành viên của Công ước này được mở rộng, có thể là quốc gia không phải là thành viên của Hội đồng châu Âu. Vào năm 1985 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua hiệp ước quốc tế mẫu về chuyển giao tù nhân nước ngoài.
Thứ ba, khái niệm trao trả tội phạm
Trao trả tội phạm là khái niệm pháp lý luôn gắn liền với hành vi chiếm đoạt phương tiện bay. Về bản chất pháp lý, trao trả tội phạm được hiểu là thủ tục dẫn độ rút gọn đối với các cá nhân thực hiện hành vi “bắt cóc” phương tiện bay cho quốc gia đăng tịch phương tiện bay (quốc gia đăng ký và cho phép phương tiện bay đãng ký có quốc tịch nước mình). Trong quan hệ trao trả tội phạm xuất hiện hai loại chủ thể: chủ thể yêu cầu trao trả tội phạm là quốc gia đăng tịch phương tiên bay, còn chủ thể được yêu cầu là quốc gia nơi phương tiện bay bị chiếm đoạt bất hợp pháp đã hạ cánh. Có thể nói đây là hình thực trợ giúp pháp lý đặc thù trong hợp tác quốc tế chống tội phạm. Quá trình trao trả tội phạm được điều chỉnh đầu tiên tại các điều ước quốc tế song phương về hợp tác ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt phương tiện bay dân sự được ký kết giữa các quốc gia.
Các điều ước này đã quy định nghĩa vụ giành cho các quốc gia thành viên nơi phương tiện bay bị chiếm đoạt hạ cánh phải nhanh chóng và chính thức thông báo theo kênh ngoại giao hoặc đại diện lãnh sự gần nhất của quốc gia đăng tịch phương tiện bay bị bắt cóc về việc phương tiện bay này đã hạ cánh trên lãnh thổ nựớc minh và việc bắt giữ các tội phạm không tặc. Đồng thời quốc gia phải áp dụng các biện pháp cần thiết bảo đảm sự toàn vẹn của phượng tiện bay, các vật chứng và an ninh cho hành khách.
Việc trao trả phương tiện bay và các cá nhân tội phạm cho quốc gia đăng tịch phương tiện bay bao gồm trao trả tài liêu, giấy tờ, vũ khí, tài sản cá nhân và hàng hóa, cũng như trao trả các chứng cứ mà quốc gia phương tiện bay hạ cánh đang chiếm hữu cùng các thông tin về hoàn cảnh chiếm đoạt và hành vi xử sự cùa các cá nhân không tặc trong thời gian bay và sau khi hạ cánh.
Nếu sau khi hạ cánh, các tội phạm bắt cóc phương tiện bay còn thực hiện hành vi tội phạm nghiêm trọng hơn trên lãnh thổ quốc gia này, thì vụ án hình sự sẽ được khởi tố đối với hành vi tội phạm nêu trên, khi đó sẽ gia hạn thời gian trao trả các tội phạm liên quan đến vụ chiếm đoạt bất hợp pháp phương tiện bay cho đến Iúc kết thúc điều tra vụ việc, thời hạn thụ án hoặc được ân xá. Trường hợp này có thể làm phát sinh khả năng không thể truy tố được các thủ phạm chiếm đoạt phương tiện bay do thời hiệu tố tụng đã chấm dứt, để khắc phục hoàn cảnh không dễ chịu này các quốc gia đã thỏa thuận và cho phép dẫn độ tạm thời các tội phạm bắt cóc phương tiên bay cho quốc gia đăng tịch của phương tiện bay.
Quốc gia được trao trả tội phạm có nghĩa vụ thanh toán mọi chi phí phát sinh cho quốc gia trao trả tội phạm. Nếu có nhiều quốc gia yêu cầu trao trả thì quốc gia có thẩm quyền quyết định trao trả sẽ có toàn quyền giải quyết vấn đề này theo nhân xét và đánh giá của riêng mình. Như vậy cùng với thẩm quyền ưu thế luật hình sự quốc tế đã cho phép nguyên tắc thẩm quyền cạnh tranh cũng được sử dụng.
Việc phân biệt những khái niệm pháp lý nêu trên với khái niệm dẫn độ tội phạm đã góp phần đảm bảo sự rõ ràng minh bạch trong lý luận luật hình sự quốc tế vế dẫn độ tội phạm, qua đó tăng cường và củng cố tính hiệu quả của chế định dẫn độ tội phạm trong cuộc đấu tranh chống các loại tội phạm trên phạm vi toàn cầu.
Khuyến nghị của công ty Luật Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected]
Bình luận