Mặc dù “quyền bình đẳng” được ghi nhận dưới hình thức hai nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS đã đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự thời gian qua.
Các bản Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992, 2013) đều ghi nhận giá trị của bình đẳng và coi đó là một nguyên tắc Hiến định. Với ý nghĩa như vậy, nên các tất cả các Đạo luật và Bộ luật của Việt Nam đều thể chế hóa nguyên tắc này thành nguyên tắc cụ thể, được ghi nhận trong từng lĩnh vực pháp luật cụ thể mà nó điều chỉnh trong đó có Luật tố tụng hình sự. Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật tố tụng hình sự quy định cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc giải quyết vụ án hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003, quy định hai nguyên tắc cơ bản liên quan đến quyền bình đẳng đó là: Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật” được quy định tại Điều 5 và nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án” được quy định tại Điều 19 BLTTHS năm 2003.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Mặc dù “quyền bình đẳng” được ghi nhận dưới hình thức hai nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS đã đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự thời gian qua. Tuy nhiên, do quá trình phát triển vận động của xã hội và trước đòi hỏi công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng, Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo thì hai nguyên tắc liên quan đến quyền bình đẳng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam cần có sự đánh giá, ghi nhận và kết cấu lại để góp phần hoàn thiện hơn về kỹ thuật lập pháp của BLTTHS, để giá trị bình đẳng được phổ quát hết trong cả quá trình tố tụng, nhằm bảo vệ có hiệu quả nhất các quyền con người, phù hợp xu thế của thời đại. Chúng tôi cho rằng, khi sửa đổi BLTTHS năm 2003 cần tiếp tục ghi nhận giá trị của bình đẳng, bên cạnh đó cần có sự điều chỉnh bởi:
Một là, bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 09/12/2003 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004 đã ghi nhận giá trị của bình đẳng với tư cách là nguyên tắc Hiến định tại Điều 16: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội". Như vậy, thay vì quy định việc bình đẳng của “mọi công dân” như trước đây thì Hiến pháp quy định việc bình đẳng của “mọi người” là khái niệm có nội hàm rộng hơn khái niệm mọi công dân. Bên cạnh đó, lần đầu tiên Hiến pháp ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm tại Điều 103, điều đó cũng có nghĩa, Hiến pháp đã ghi nhận những giá trị của bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, bình đẳng về địa vị pháp lý và yêu cầu trước tòa án... Vì vậy mà BLTTHS phải thể chế hóa thành nguyên tắc khi được sửa đổi bổ sung. Mặt khác, khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực pháp luật, với tư cách như là một đạo luật gốc đòi hỏi các đạo luật khác phải sớm điều chỉnh khi có những điểm chưa phù hợp với Hiến pháp mới, trong đó có Bộ luật tố tụng năm 2003.
Từ những phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng, trong lần sửa đổi BLTTHS tới đây thì Điều 5 cần được thay cụm từ "mọi công dân" thành cụm từ "mọi người" để quy định trở thành nguyên tắc của tố tụng không những chỉ điều chỉnh, ghi nhận giá trị bình đẳng của nhân loại đối với riêng công dân của Việt Nam mà còn điều chỉnh, ghi nhận giá trị bình đẳng đối với người nước ngoài, người không quốc tịch khi tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự Việt Nam. Thay từ cụm từ "nam nữ" thành cụm từ "giới tính" cho phù hợp với xã hội hiện nay có cả những người chuyển giới, người đồng tính..., về tên của nguyên tắc cũng không cần nói rõ chủ thể là “mọi công dân” vì đã được hiểu là “mọi người” một cách chung nhất rồi.
Để thực hiện nguyên tắc Hiến định, cần bổ sung một nguyên tắc mới của BLTTHS đó là nguyên tắc tranh tụng trong xét xử và nguyên tắc suy đoán vô tội. Chúng tôi cho rằng, nên bỏ nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án quy định tại Điều 19 như hiện nay để tránh sự trùng lặp với nguyên tắc tranh tụng, vì để thực hiện tranh tụng đã phải đảm bảo các nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án trong đó. Mặt khác, thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội cũng là đảm bảo quyền bình đẳng trước tòa án giữa bên buộc tội và bên gỡ tội.
Hai là, để những nguyên tắc của Bộ luật tố tụng hình sự trở thành tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng, giải thích và áp dụng đối với các chế định khác của Bộ luật, đồng thời phù hợp các nguyên tắc Hiến định, thể hiện Việt Nam sớm có sự tiếp thu giá trị tinh hoa và thành quả pháp lý của nhân loại khi xây dựng nền tư pháp phù hợp với xã hội hiện đại và tiến bộ. Mặt khác cũng thể hiện được trách nhiệm nội luật hóa của Việt Nam trong việc thực thi Công ước Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc.
(Nguồn: Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 01 (05) năm 2015)
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận