Định hướng đổi mới và hoàn thiện tố tụng hình sự Việt Nam

Bị can, bị cáo, người bào chữa được quyền tìm kiếm chứng cứ bằng bất cứ phương thức hợp pháp nào. Chứng cứ và chứng minh chỉ có giá trị sau khi được trình ra và lập luận tại phiên tòa.

Về mục đích của tố tụng hình sự Việt Nam.TTHS Việt Nam đã có lịch sử phát triển lâu dài, đã hình thành những nhận thức, quan điểm tương đối đồng nhất trong lý luận và thực tiễn về mục đích của nó. Với nhận thức rõ ràng rằng, việc xác định mục đích cần đạt được của TTHS sẽ là điểm mấu chốt cho việc cải tổ hệ thống TTHS, theo chúng tôi, bàn về đổi mới và hoàn thiện TTHS Việt Nam cần bắt đầu từ vấn đề mục đích của TTHS.Như đã đánh giá ở phần trên, BLTTHS xác định mục đích của TTHS quá rộng, quá chung, hầu như trùng với mục đích của cả hệ thống tư pháp hình sự. Cần đánh giá lại một cách cụ thể hơn mục đích của TTHS làxác định sự thật của vụ án một cách khách quan, bảo vệ quyền con người trong các hoạt động tố tụng.Về các nguyên tắc của tố tụng hình sự.Đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và tính pháp quyền của nó, TTHS Việt Nam cần lấy các nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội làm hai nguyên tắc trụ cột. Nguyên tắc tranh tụng dẫn đến sự hình thành các bên trên cơ sở xác định vị trí của các lợi ích tố tụng, từ đó tạo nên sự bình đẳng của các bên trong vị trí tố tụng. Nguyên tắc suy đoán vô tội tạo bảo đảm cần thiết cho việc bảo vệ quyền con người, là lá chắn quan trọng để khắc phục tình trạng án oan, sai trong TTHS.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Về vị trí của các chủ thể tố tụng.Cần từ bỏ cách chia các chủ thể quan hệ tố tụng thành cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Tất cả phải đều là chủ thể các quan hệ tố tụng và trên cơ sở xác định rõ ràng mục đích và lợi ích của các chủ thể đó mà hình thành các bên trong quan hệ tố tụng. Các bên cần được quyền ngang nhau về khả năng đưa ra chứng cứ, lấy lời khai người làm chứng. Cần tăng cường những bảo đảm cho tính công khai của hoạt động điều tra.

Về các chức năng tố tụng.Sự bình đẳng của các chủ thể cùng với sự phân biệt rõ hơn, độc lập hơn các chức năng tố tụng là đảm bảo quan trọng cho tính dân chủ và tính tranh tụng của TTHS. Cần nhận thức sâu hơn rằng, sự phân định chức năng tố tụng có cội nguồn không phải từ nước Anh hay nước Mỹ mà từ định hướng về cơ chế quyền lực Nhà nước ở Việt Nam theo Điều 2 của Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2011. Theo đó, Viện kiểm sát, trong vai trò là cơ quan buộc tội; Tòa án có vị trí độc lập của cơ quan tư pháp. Tòa án không thể thực hiện bất kỳ một yếu tố nào của chức năng buộc tội mà phải là thiết chế của công lý, chỗ dựa đáng tin cậy của người dân, do đó cần có vị trí vô tư, khách quan, từ bỏ vai trò quá chủ động và tích cực trong việc truy tìm sự thật vốn là công việc của các bên trong tố tụng.

Về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam.Thực tiễn hoạt động tư pháp cho thấy rằng, oan sai thường xảy ra chủ yếu là trong quá trình chứng minh vụ án. Vì vậy, đổi mới TTHS cần được thực hiện theo hướng từ bỏ quy định về việc công nhận giá trị chứng minh của chứng cứ. Triệt để thực hiện nguyên tắc: mọi chứng cứ đều có giá trị ngang nhau, bất kể chúng được đưa vào hồ sơ "một cách chính thức" hay không. Bị can, bị cáo, người bào chữa được quyền tìm kiếm chứng cứ bằng bất cứ phương thức hợp pháp nào. Chứng cứ và chứng minh chỉ có giá trị sau khi được trình ra và lập luận tại phiên tòa. Điều đó có nghĩa là phải song song thừa nhận những chứng cứ có trong hồ sơ và ngoài hồ sơ vụ án. Xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa phải đảm bảo sự bình đẳng của các bên và khả năng của các bên trong việc trình bày quan điểm, chứng cứ của mình.

(Nguồn:Nghiên cứu Lập pháp số 15(200)/tháng 8/2011)


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].