Một số giải pháp về hoàn thiện mô hình tố tụng ở Việt Nam

Trước hết cần ghi nhận tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản của TTHS, đồng thời sửa đổi, bổ sung các nguyên tắc khác của TTHS cho phù hợp với nội dung của nguyên tắc này.

Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (viết tắt là BLTTHS) hiện hành bằng cách ban hành BLTTHS mới là giải pháp đầu tiên mang tính quyết định vì đây là cơ sở pháp lý để có thể tiến hành một cách đồng bộ các giải pháp khác về hoàn thiện mô hình tố tụng ở nước ta. Bộ luật này cần được xây dựng theo hướng sau:

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Trước hết cần ghi nhận tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản của TTHS, đồng thời sửa đổi, bổ sung các nguyên tắc khác của TTHS cho phù hợp với nội dung của nguyên tắc này. Việc phân định các chủ thể tham gia vào quá trình TTHS cần được tiến hành theo chức năng tố tụng mà các chủ thể này tham gia thục hiện thành các nhóm: Các chủ thể thuộc bên buộc tội; các chủ thể thuộc bên bào chữa; Toà án và các chủ thể tham gia tố tụng khác. Đồng thời xác định đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của các thể này phù hợp với chức năng của họ; các chế định về chứng cứ, về các biện pháp ngăn chặn; khởi tố vụ án, điều tra vụ án,... cần được xây dựng lại cho phù hợp với các nguyên tắc mới và chế định mới về chủ thể tham gia tố tụng. Các quy định về trình tự, thủ tục xét xử tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm,... cần được thiết kế lại theo hướng xác định vai trò trọng tài của Toà án; trách nhiệm chứng minh được phân đều cho các bên buộc tội và bào chữa; trình tự, thủ tục xem xét chứng cứ, tài liệu về vụ án và tranh luận tại phiên toà cần được thay đổi;...

Nội dung các quy định của BLTTHS hiện hành cần được hoàn thiện cụ thể như sau:

* Về các nguyên tắc của BLTTHS:

1) Điều 19: Quy định tại Điều luật này cần sửa đổi, bổ sung theo huớng ghi nhận đầy đủ nội dung nguyên tắc tranh tụng với tư cách là một trong các nguyên tắc cơ bản của TTHS với nội dung cụ thể như sau: "Điều... Tranh tụng giữa các bên: 1. Các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử vụ án hình sự là độc lập với nhau. 2. Toà án thực hiện chức năng xét xử và tạo những điều kiện cần thiết để các bên buộc tội và bào chữa thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình theo quy định của pháp luật. 3. Bên buộc tội và bên bào chữa bình đẳng trước Toà án”.

2) Điều 23: Quy định tại Điều luật này cần sửa đổi bổ sung theo huớng tổ chức lại Viện kiểm sát thành Viện công tố, xác định chức năng duy nhất của Viện công tố trong TTHS là thực hành quyền công tố, đồng thời quy định Viện công tố vẫn có quyền kiến nghị, kháng nghị đối với các phán quyết của Toà án. Theo hướng này, cần bỏ khoản 1 và khoản 2 và cụm từ "và kiểm sát việc tuân theo pháp luật” ở khoản 3. Nội dung (sửa đổi, bổ sung) của Điều luật này sẽ như sau: "Điều... Thực hành quyền công tố?Viện công tố thục hành quyền công tố trong TTHS, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Toà án nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội”.

* Các quy định về chủ thể tham gia tố tụng:

Các quy định tại Chương III và Chuơng IV BLTTHS hiện hành cần sửa đổi bổ sung theo hướng:

1) Phân các chủ thể theo chức năng tố tụng mà họ thực hiện thành bốn nhóm sau: Toà án (bao gồm các chủ thể thực hiện chức năng xét xử): Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm; Bên buộc tội (bao gồm các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội): Thủ trưởng Cơ quan điều tra (Điều tra viên); Viện công tố (Công tố viên); nguời bị hại; tư tố viên; nguyên đơn dân sự và người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự; Bên bào chữa (bao gồm các chủ thể thực hiện chức năng bào chữa): Người bị tình nghi; bị can, bị cáo; người đại diện họp pháp của bị can, bị cáo chưa thành niên; nguời bào chữa; bị đơn dân sự và người đại diện của bị đơn dân sự. Các chủ thể tham gia tố tụng khác bao gồm: Người làm chứng; người giám định; nhà chuyên môn; người phiên dịch và nguời chứng kiến.

2) Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể (Toà án, các bên,...) cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng xác định đúng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của từng chủ thể cho phù hợp với chức năng của họ trong TTHS để bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên trong tranh tụng.

3) Cần quy định cụ thể về hình thức phiên toà hình sự: vị trí của HĐXX, Công tố viên, Luật sư (bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi cho đuơng sự) và thư ký Toà án

(Nguồn:TS. Nguyễn Đức Mai - Thẩm phán Tòa án Quân sự Trung ương)


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].