Thẩm quyền truy tố phải gắn liền với thẩm quyền thực hành quyền công tố tại phiên toà sơ thẩm, vừa là để nâng cao chất lượng truy tố, vừa là để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà theo yêu cầu cải cách tư pháp.
Để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của BLTTHS năm 2003 về thủ tục truy tố, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cần hoàn thiện, đổi mới thủ tục truy tố theo hướng sửa đổi, bổ sung một số vấn đề sau: - Sửa đổi nguyên tắc truy tố bắt buộc thành nguyên tắc lựa chọn truy tố, nhằm bảo đảm yêu cầu kết hợp hài hoà giữa lợi ích Nhà nước, xã hội và lợi ích cá nhân dân. Đồng thời, có cơ chế giám sát chặt chẽ ngăn ngừa việc lạm dụng chế định miễn tố trong thực tiễn.
- Quy định cụ thể nội dung trách nhiệm của Kiểm sát viên, những việc cần phải làm rõ trong nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm tra chứng cứ, các thủ tục tố tụng đã áp dụng và việc đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát ra các quyết định tố tụng thuộc thẩm quyền trong giai đoạn truy tố. - Nội dung cáo trạng cần súc tích, ngắn gọn và chắc chắn, chỉ nêu hành vi và tội danh truy tố, đặc điểm nhân thân của cá nhân bị can và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án, không viện dẫn chứng cứ, không nêu danh tính của những người thân thích của bị can để giảm thiểu sự rườm rà không cần thiết và tiết kiệm chi phí tố tụng.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
- Thẩm quyền ban hành cáo trạng nên giao cho Kiểm sát viên phụ trách, nhân danh Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố ban hành, vừa là để tăng quyền hạn và trách nhiệm cho Kiểm sát viên, cũng là để thuận lợi cho việc rút, thay đổi cáo trạng của Kiểm sát viên tại phiên toà.
- Thời hạn truy tố phải phù hợp, khả thi để "truy tố chính xác, đầy đủ mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, đồng thời không làm oan người vô tội"; theo đó, không phân định thời hạn truy tố theo loại tội phạm mà quy định chung thời hạn truy tố các vụ án là 30 ngày, nếu vụ án phức tạp thì gia hạn 15 ngày hoặc 30 ngày.
- Bỏ quy định trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ban hành cáo trạng, Viện kiểm sát phải giao cáo trạng cho bị can, vì quy định trên không khả thi mà quy định chung là bản cáo trạng phải được giao cho bị can trong thời hạn truy tố và trước khi chuyển hổ sơ vụ án sang Toà án.
- Quy định rõ các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhất là căn cứ: "thiếu chứng cứ quan trọng về vụ án mà Viện kiểm sát hoặc Tòa án không thể bổ sung được và căn cứ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự". Quy định cụ thể trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung và trách nhiệm của cơ quan điều tra trong thực hiện việc điều tra bổ sung. - Thẩm quyền truy tố phải gắn liền với thẩm quyền thực hành quyền công tố tại phiên toà sơ thẩm, vừa là để nâng cao chất lượng truy tố, vừa là để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà theo yêu cầu cải cách tư pháp. Theo đó, quy định rõ Viện kiểm sát cấp trên không được ra cáo trạng uỷ quyển cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm như hiện nay; nếu Viện kiệm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì phải cử Kiểm sát viên cấp mình trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án đó.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail:[email protected].
Bình luận