Việc hủy bỏ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm. Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ bản án sơ thẩm và đình chỉ bản án là chấm dứt hiệu lực của bản án sơ thẩm, chấm dứt mọi hoạt động tố tụng với vụ án.
Hủy bỏ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án được quy định tại điều 359 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Căn cứ pháp lý
Điều 359 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “1- Khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án.2- Khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án”.
Khi nào Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án?
Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội và đình chi vụ án, nếu có một trong những căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể: (i)Không có sự việc phạm tội, ví dụ: xác định nạn nhân chết do tự tử chứ không phải bị giết; (ii)Hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm, ví dụ: bị cáo gây thương tích cho người khác tỷ lệ thương tích dưới 31% nhưng nạn nhân không yêu cầu khởi tố vụ án; người chưa có tiên án, tiền sự trộm cắp tài sản dưới 500.000 đồng...
Khi nào Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án?
Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án, nếu có một trong các căn cứ quy định tại các điểm từ 3 đến 7 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, bao gồm: (i)Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự; (ii)Hành vi phạm tội của bị cáo đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật; (iii)Hành vi phạm tội của bị cáo đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc tội phạm đã được đại xá.Trong trường hợp sau khi kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị, bị cáo đã chết ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, thì Tòa án cấp phúc thẩm vẫn phải mở phiên tòa xét xử và ra bản án phúc thẩm; (iv) Nếu xét thấy bị cáo phạm tội nhưng quyết định của án sơ thẩm về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm đối với bị cáo đã chêt là không đúng, thì Tòa án câp phúc thẩm hủy quyêt định này của bản án sơ thẩm (trừ trường hợp tịch thu vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành, vật không có giá trị hoặc không sử dụng được); nếu xét thấy quyết định về vấn đề này đối với bị cáo đã chết là đúng, thì Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định này của bản án sơ thẩm; (v)Nếu xét thấy bị cáo phạm tội và quyết định của án sơ thẩm về trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại đối với bị cáo đã chết là không đúng, thì Tòa án cấp phúc thẩm hủy quyết định này của án sơ thẩm; nếu xét thấy bị cáo không phạm tội nhưng quyết định của án sơ thẩm về trả lại tài sàn, bồi thường thiệt hại đối với bị cáo đã chết là đúng và không bị kháng cáo, kháng nghị, thì Tòa án cấp phúc thẩm không xét quyết định này của bản án sơ thẩm về trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại; nếu quyết định này của án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, thì Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng Điều 288 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tạm đình chỉ việc giải quyết về trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại này, đồng thời ủy thác cho Tòa án cấp sơ thẩm xác minh xem có người thừa kế tham gia tố tụng hay không. Nếu có người thừa kế tham gia tố tụng, thì Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm về phần trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại; nếu không có người thừa kế tham gia tố tụng, thì Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm và áp dụng Điều 88 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đình chỉ việc giải quyết về phần trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại này. Nếu xét thấy án sơ thẩm tuyên bố bị cáo phạm tội là đúng và quyết định về phần trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại là đúng và có kháng cáo, kháng nghị, thì Tòa án cấp phúc thẩm không xét quyết định này của bản án sơ thẩm; nếu không có kháng cáo, kháng nghị, thì Tòa án cấp phúc thẩm không xét quyết định này của bản án sơ thẩm; (vii)Nếu quyết định của án sơ thẩm về bồi thường thiệt hại đối với bị cáo đã chết bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy, thì quyết định của án sơ thẩm về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án quyết định về bồi thường thiệt hại này đương nhiên bị hủy bỏ; nếu quyết định của án sơ thẩm vê bồi thường thiệt hại đổi với bị cáo đã chết, mà Tòa án cấp phúc thẩm không xét hoặc Tòa án cấp phúc thẩm quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án về phần trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, thì quyết định của án sơ thẩm về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành việc trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại vẫn có hiệu lực thi hành; nếu thấy kê biên tài sản này là không cần thiết, thì Tòa án cấp phúc thẩm quyết định hủy quyết định của bản án sơ thẩm về kê biên tài sản này.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận