Uỷ quyền cho cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử là vấn đề không mới bởi nó đã tồn tại từ rất lâu trong hoạt động tố tụng hình sự.
Một là, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần tổ chức nghiên cứu tổng kết thực tiễn áp dụng quy định này từ trước đến nay, nghiên cứu các chế định pháp luật liên quan về vấn đề uỷ quyền, chuyển vụ án để từ đó làm rõ về mặt lý luận, xác định đúng bản chất của việc uỷ quyền, chuyển vụ án hình sự để quyết định chính xác lúc nào thì uỷ quyền, lúc nào không uỷ quyền trong hoạt động tố tụng hình sự của Viện kiểm sát và để đề nghị bổ sung cụ thể chế định này trong sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự sắp tới. Theo chúng tôi, chỉ nên hoàn thiện quy định về uỷ quyền cá nhân (giữa Thủ trưởng cấp trên cho cấp dưới) mà không quy định uỷ quyền khi chủ thể là đơn vị (cấp trên với cấp dưới) trong Bộ luật Tố tụng Hình sự. >>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Hai là, trong dự thảo các Quy chế thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự nên quy định việc đưa vụ án đã kết thúc điều tra từ cấp trên về cấp dưới là việc chuyển vụ án và cần quy định cụ thể về việc thực hiện thủ tục, quy trình chuyển vụ án; cần quy định Kiểm sát viên của Viện kiểm sát thuộc thẩm quyền thụ lý vụ án có đủ quyền năng độc lập trong việc thực hiện các hoạt động tố tụng đúng với các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi thực hành quyền công tố.
Ba là, để thuận lợi cho việc truy tố, xét xử của cấp dưới, Viện kiểm sát nhân dân tối cao nên phối hợp với Bộ Công an có quy định các vụ án thuộc thẩm quyền của cấp dưới chỉ nên để cho cấp trên tiến hành điều tra khi thật cần thiết và nên thực hiện việc chuyển vụ án khi chưa kết thúc điều tra cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để thuận tiện cho việc kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử. Kể cả khi đã kết thúc điều tra cũng phải thực hiện đúng quy định tại khoản 4 Điều 166 Bộ luật Tố tụng Hình sự là ra quyết định chuyển vụ án về cho đơn vị có thẩm quyền, nhằm không để xảy ra các “tranh chấp” về thẩm quyền. Những vụ án đặc biệt cần thiết phải kết thúc điều tra ở cấp trên thì cần yêu cầu Kiểm sát viên của Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền tham gia ở giai đoạn sắp kết thúc điều tra, khi kết thúc điều tra nên chuyển vụ án về cho Viện kiểm sát có thẩm quyền ngay để làm thủ tục truy tố theo quy định tại khoản 4 Điều 166 Bộ luật Tố tụng Hình sự nêu trên. Không nên để Viện kiểm sát cấp trên ban hành bản cáo trạng sau đó chuyển vụ án về cho Viện kiểm sát cấp dưới uỷ quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử như hiện nay đang thực hiện, vừa trái với quy định tại khoản 4 Điều 166 Bộ luật Tố tụng Hình sự mà vừa gây khó khăn, bị động cho cấp dưới.
Bốn là, cần nghiên cứu quy định cụ thể và hướng dẫn thống nhất việc bổ sung bản cáo trạng của Kiểm sát viên sau khi công bố cáo trạng tại phiên toà sơ thẩm theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Hướng dẫn chi tiết những nội dung được phép bổ sung, phương pháp, cách thức bổ sung (nội dung nào thì bổ sung bằng văn bản, nội dung nào được bổ sung bằng lời nói) vì điều luật này từ khi ban hành đến nay không được giải thích hướng dẫn thực hiện, mặc dù trên thực tế có rất nhiều trường hợp lẽ ra chỉ cần bổ sung, không cần thiết phải thay đổi cáo trạng nhưng các Viện kiểm sát vẫn sửa đổi cáo trạng rất tuỳ tiện.
(Nguồn: Hoàng Thị Liên - VKSND tỉnh Nghệ An)
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận