Nguyên tắc bảo đảm được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự luôn được áp dụng một cách hợp lý trng vụ án hình sự.
Nguyên tắc bảo dảm trong tố tụng hình sự giúp người dân có thể tin tưởng hơn vào cơ quan nhà nước, tin tưởng hơn vào pháp luật. Dưới đây là một số nguyên tắc bảo đảm được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.
Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự ( Điều 31 BLTTHS năm 2015)
Điều 31 BLTTHS năm 2015 quy định:
“1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra.
2. Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại”.
Quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự cho người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật là nguyên tắc hiến định. Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong Bộ luật tố tụng hình sự với tư cách là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.
(i) Theo quy định của Điều 31 Bộ luật tố tụng hình sự, người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự, quyền lợi.
(ii) Để bảo đảm việc kịp thời bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan, Bộ luật tố tụng hình sự quy định cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan. Sau đó người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thứ hai,nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo ttong tố tụng hình sự (Điều 32 BLTTHS năm 2015, Điều 30 Hiến pháp năm 2013)
Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định “ Mọi người có quyền khiếu nại, tổ cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyển về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tồ chức, cá nhân...”. Quyền khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức và quyền tố cáo của cá nhân đối với hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được cụ thể hoá trong quy định tại Điều 32 BLTTHS với nội dung sau:
(i) Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.
Quyền khiếu nại, tố cáo của cá nhân là quyền con người, quyền cơ bàn của công dân. Cơ quan, tổ chức cũng cổ quyền khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Với tư cách là những người có quyền, lợi ích bị ảnh hưởng bởi những hành vi, quyết định tố tụng, họ có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quyền khiếu nại chính là quyền được phản đối lại những hành vi, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền khi có căn cứ để cho rằng những hành vi, quyêt định đó là trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự và phải được tuân thủ triệt để ở các giai đoạn của tố tụng hình sự. Trong quá trình tố tụng, nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thâm quyền tiến hành tố tụng thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo.
(ii) Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người tố cáo, khiếu nại, cơ quan tô chức khiếu nại và có biện pháp khắc phục.
BLTTHS không chỉ quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của cá nhân, quyền khiếu nại của cơ quan, tổ chức đối với hành vi, quyết định của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà còn quy định trách nhiệm của các cơ quan cổ thầm quyền phải xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đó bằng các biện pháp cụ thể.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận