Nguyên tắc quốc tịch thụ động trong phân định thẩm quyền tài phán hình sự quốc tế.
Quốc gia có thẩm quyền xét xử hình sự là quốc gia mà nạn nhân bị các hành vi tội phạm xâm hại là công dân.
Nguyên tắc quốc tịch thụ động
Theo nguyên tắc này, quốc gia có thẩm quyền xét xử hình sự là quốc gia mà nạn nhân bị các hành vi tội phạm xâm hại là công dân. Nguyên tắc này có mục đích bảo vệ quyền lợi và lợi ích của công dân mỗi quốc gia, đồng thời đảm bảo sự trừng phạt thích đáng của pháp luật đối với cá nhân phạm tội.
Nguyên tắc quốc tịch thụ động trong thực tiễn tại các nước
Một số quốc gia như: Mexico, Braxin hay Italia đã đòi hỏi thẩm quyền tài phán hình sự dựa trên cơ sở của nguyên tắc quốc tịch thụ động đối với các tội phạm do người nước ngoài thực hiện ở nước ngoài gây hậu quả thiệt hại cho công dân nước mình.
Như vậy, nguyên tắc quốc tịch thụ động bổ sung hoàn chỉnh cho nguyên tắc quốc tịch chủ động, đảm bảo thủ phạm là người nước ngoài (có nhiều quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch) cũng không thể lẩn tránh được sự trừng phạt của công lý.
Bởi vì, nguyên tắc quốc tịch chủ động sẽ không thể có cơ hội được áp dụng hoặc sẽ gặp khó khăn trong áp dụng nếu thủ phạm tội ác là người không có quốc tịch hoặc đa quốc tịch.
Trong nội dung của nguyên tắc quốc tịch thụ động, cốt lõi chủ yếu là mối quan hệ giữa quốc gia thực hiện quyền xét xử với quốc tịch của nạn nhân là công dân của nước này.
Mức độ chấp nhận nguyên tắc quốc tịch thụ động
Nguyên tắc quốc tịch thụ động được chấp nhận với mức độ khác nhau trong thực tiễn và lý luận luật hình sự của các nước. Hệ thống pháp luật các nước lục địa (Civil law) đã thừa nhân nguyên tắc này ở mức độ cao hơn các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật chung (Common law).
Mỹ và Anh là các nước đã phản đối việc áp dụng nguyên tắc này trong quá khứ, nhưng sự phát triển cùa quan hệ quốc tế trong điều kiện hiện đại đã buộc nước này đã có sự thay đổi quan điểm.
Như Hoa Kỳ đã đi đến công nhận nguyên tắc quốc tịch thụ động là cơ sở pháp lý để xác định thẩm quyền tài phán hình sự đối với các loại tội phạm khủng bố, cùng như các tội phạm nghiêm trọng khác như sát hại các quan chức ngoại giao hay cá nhân quan trọng khác.
Sự ghi nhận của các điều ước quốc tế về nguyên tắc này
Ngoài ra, các điều ước quốc tế hữu quan về hình sự quốc tế cũng ghi nhận nguyên tắc quốc tịch thụ động, như Công ước Tôkyô 1963 về an ninh hàng không quốc tế đã quy định tiêu chí quốc tịch của người bị hại là cơ sở để xác định thẩm quyền tài phán hình sự tại Điều 4 khoản b của Công ước Tôkyô
Hay Công ước 1984 về chống các loại hình tra tấn và các hành vi vô nhân tính dã man khác cũng thừa nhận nguyên tắc quốc tịch thụ động tại khoản 1 Điều 5.
Trong trường hợp nghi phạm đang hiện diện trên lãnh thổ của quốc gia không phải là quốc gia có thẩm quyền tài phán, thì vấn đề thực thi công lý sẽ được đảm bảo bằng chế định dẫn độ tội phạm.
Đây là chế định pháp lý quốc tế quan trọng, là công cụ pháp lý tương trợ tư pháp hữu hiệu trong quan hệ hình sự quốc tế giữa các quốc gia.
Chế định này được ghi nhận trong điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương về dẫn độ và thường chỉ liên quan đến các loại hình tội phạm nghiêm trọng trở lên với các điều kiện ràng buộc pháp lý cụ thể đối với các quốc gia thành viên điều ước quốc tế.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận