Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tại điề

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bắt đầu từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự cho đến khi vụ án được chuyển sang giai đoạn tiếp theo (giai đoạn truy t) hoặc vụ án bị đình chỉ điều tra.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Về căn cứ pháp lý

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, tại điều 165.

"Điều 165. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

1. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.

2. Phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật.

......

9. Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam; quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án.

10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật này."

Về khái niệm

Thực hành quyền công t là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi t và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy t, xét xử vụ án hình sự.

Vai trò của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Giai đoạn điều tra đóng vai trò lớn trong việc xác định sự thật khách quan vụ án hình sự. Trong mô hình t tụng hình sự thiên về thẩm vấn như ở Việt Nam, phần lớn các chứng cứ được thu thập ở giai đoạn điều tra, do Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành.

Trong giai đoạn này, Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng nhiều biện pháp có tính chất cưng chế, nhiều biện pháp ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định như quyền tự do đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở...

Do đó, vai trò cùa Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo việc chứng minh sự thật của vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bo vệ lợi ích của Nhà nước.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát

Điều luật quy định vừa có tính chất liệt kê, vừa có tính chất quy định mở. Nhìn chung, Viện kiểm sát có quyền tự mình ra các quyết định có tính chất buộc tội, tự mình tiến hành các hoạt động điều tra, quyền phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định, quyền hủy bỏ, thay đổi, bổ sung các quyết định t tụng.

Cụ thể, nhiệm vụ, quyền hạn cùa Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điêu tra vụ án hình sự gồm:

1.Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sổ hoạt động điều tra khởi tô hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.

Các quyết định khởi tổ vụ án hình sự, khởi tố bị can có ý nghĩa xác định chính thức về mặt pháp lí một vụ việc hoặc cá nhân tham gia vào quá trình tố tụng hình sự. Các quyết định này là co sở đ tiến hành các hoạt động t tụng khác trong giai đoạn điều tra như hỏi cung, khám xét, đi chất...

Như đã đề cập ở trên, quyết định về việc khởi tổ vụ án hình sự, quyết định khởi t bị can phải được gửi cho Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi t. Viện kim sát sẽ xem xét tính hợp pháp và có căn cứ của các quyết định này.

Nếu cần thiết, Viện kiểm sát có thể yêu cầu Cơ quan điu tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một s hoạt động điều tra khởi t vụ án hình sự, thay đi hoặc b sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi t bị can.

Ví dụ: Viện kim sát nhận thấy, bị can A ngoài việc thực hiện hành vi trộm cắp tài sản còn thực hiện hành vi c ý gây thương tích. Tuy nhiên, cơ quan điều tra mới khởi t bị can A về tội trộm cắp tài sn. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung quyết định khởi tổ bị can A về hành vi cố ý gây thương tích.

2. Phê chuẩn hoặc hy b quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi t bị can không có căn cứ và trái pháp luật.

Sau khi nhận được quyết định khởi t, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khi tố bị can cùng các tài liệu có liên quan, Viện kim sát có thể phê chun hoặc hủy b các quyêt định này nếu thấy không có căn cứ và trái pháp luật.

3. Viện kiểm sát có quyền tự mình khởi t vụ án hình sự, thay đổi bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, tự mình khởi t bị can.

4. Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền đ bảo đảm, khám xét, thu giữ, tạm giữ đ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra t tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định t tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này; hủy bỏ các quyết định t tụng không có căn cứ và trái pháp luật ca Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trường hợp không phê chuẩn hoặc hủy bỏ thì trong quyết định không phê chuẩn hoặc hủy bỏ phải nêu rõ lý do.

5. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

6. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

7. Trc tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kim tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sổ hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy t.

8. Khởi t vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi t, điều tra có du hiệu tội phạm; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tổ vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi t, điều tra có dấu hiệu tội phạm.

9. Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam; quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; hủy b quyết định tách, nhập vụ án.

10.Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật Tổ tụng hình sự.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].