Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tình thế cấp thiết như sau: "1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. 2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự".
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
a) Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cần thiết và không phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ những điều kiện sau:
- Vể điều kiện khách quan: mỗi công dân có quyền được hành động trong tình thế cấp thiết khi có "... Một nguy cơ đang đe dọa lợi ích của Nhà Nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác".
+ Nguy cơ này không đòi hỏi phải do hành vi của con người gây ra, như trường hợp phòng vệ chính đáng mà có thể do các nguồn khác nhau. Ví dụ: có thể do súc vật, do thiên tai, do những trục trặc kỹ thuật....
- Với trách nhiệm của công dân, đòi hỏi mỗi người đứng trước nguy cơ như vậy cần phải có biện pháp ngăn chặn nguy cơ đó, kể cả biện pháp gây thiệt hại. Tuy nhiên, biện pháp gây thiệt hại chỉ phù hợp với lợi ích xã hội và do vậy được coi là hợp pháp, khi không còn biện pháp khác - biện pháp không gây thiệt hại.
- Trong tình thế cấp thiết, lợi ích bị gây thiệt hại là lợi ích hợp pháp và sự gây thiệt hại này nhằm bảo vệ lợi ích khác lớn hơn. Do vậy, khi còn biện pháp khác không gây thiệt hại mà vẫn có thể bảo vệ được lợi ích đang bị đe dọa thì việc gây thiệt hại là không cần thiết và hành động trong tình thế cấp thiết cũng không được đặt ra.
Như vậy, quyền được hành động trong tình thế cấp thiết chỉ phát sinh khi có nguy cơ đang thực tế đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội cần được bảo vệ và để ngăn chặn nguy cơ đó chỉ còn biện pháp gây thiệt hại khác (nhỏ hơn).
b) Nội dung và phạm vi của quyền hành động trong tình thế cấp thiết:
Khi có cơ sở được hành động trong tình huống cấp thiết, người hành động được phép gây thiệt hại mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về việc gây thiệt hại này khi thiệt hai gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại bị đe dọa gây ra. Sự so sánh hai thiệt hại này được xét cả về tính chất và mức độ của thiệt hại (thông thường thiệt hại gây ra thường là thiệt hại về tài sản, ngoài ra có thể là thiệt hại về sức khỏe hoặc tự do của con người).
2. Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết:
Khoản 2, Điều 16 Bộ luật Hình sự quy định: "Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự".
- Đây là trường hợp chủ thể có sơ sở để hành động trong tình thế cấp thiết nhưng đã vượt quá phạm vi cho phép.
- Theo Khoản 1, Điều 16 Bộ luật Hình sự thì người hành động trong tình thế cấp thiết chỉ được phép gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa, điều đó có nghĩa là khi thiệt hại gây ra không nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì không còn là trường hợp tình thế cấp thiết.
- Trường hợp này tuy phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng được giảm nhẹ vì tính chất của động cơ và vì hoàn cảnh phạm tội (Điều 46 Bộ luật Hình sự).
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]
Bình luận