Phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được quy định trong điều 491 bộ luật tố tụng hình sự.
Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện giữa cơ
quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài để phối hợp, hồ trợ nhau trong giai đoạn điêu tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự trên cơ sờ những nguyên tắc, phạm vi nhất
định.
Thứ nhất cơ sở pháp lí
“1-Hợp tác quốc tế trong tổ tụng hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phối hợp, ho trợ nhau để thực hiện hoạt động phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
2-Hợp tác quốc tể trong tổ tụng hình sự gồm tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; tiếp nhận, chuyên giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quôc tê khác được quy định tại Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp vằ điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3-Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh tho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tể mà Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật này, pháp luật ve tương trợ tư pháp và quy định khác cùa pháp luật Việt Nam có liên quan.”
Thứ hai , bình luận về điều luật
Tình hình tội phạm ở nước ta và trên thế giới chuyển biến theo hướng ngày càng phức tạp. Tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia với sự cấu kết giữa các băng nhóm tội phạm trong nưóc và nước ngoài, nhóm các tội phạm quốc tế như khủng bổ, không tặc, hủy hoại môi trường sống, hủy hoại di sản văn hóa của nhân loại, buôn lậu, di cư bất hợp pháp, vận chuyển, mua bán chất ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em, rửa tiền... đang có chiều hướng gia tăng ở tất các quốc gia và khu vực trên thế giới.
Tình trạng người Việt Nam phạm tội rồi bỏ trốn ra nước ngoài, người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam rồi bỏ trốn sang nước khác và người phạm tội ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để lẩn trốn ngày càng phổ biển.
Để giải quyết đúng đắn các vụ án chứa đựng các yếu tổ nêu trên đòi hỏi phải tác động đến một số đối tượng bên ngoài lãnh thổ quốc gia, nhưng mỗi nước đều có chủ quyền của mình, cho nên các cơ quan tiến hành tố tụng của nước này không thể sang nước khác để tiến hành bắt người, điều tra thu thập chứng cứ. Để thu thập chứng cứ và bắt người phạm tội phục vụ cho việc giải quyết vụ án trên lãnh thổ nước khác đòi hỏi phải thông qua cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại.
Cơ sở pháp lý để hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự là pháp luật của các quốc gia, các hiệp ước song phương, đa phương.
Các hoạt động hợp tác quốc tế trong tổ tụng hình sự bao gồm:
(i) Tương trợ tư pháp về hình sự;
(ii) Dẫn độ;
(iii) Tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù;
(iv) Các hoạt động hợp tác quốc tế khác
Những đoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện dựa trên những quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, E-mail:[email protected].
Bình luận