Pháp luật quốc tế quy định như thế nào về chuyển giao người bị kết án?

Khi một công dân nước này thực hiện hành vi phạm tội ở nước khác và bị xử lý thi sau đó sẽ được trở về nước mình để thực hiện bản án đã có hiệu lực nhờ các hiệp định đa phương và song phương giữa các nước đã ký kết với nhau.

Chuyển giao người bị kết án mới được đề cập trong khoa học luật quốc tế. Năm 1951, Hiệp định đầu tiên quy định về vấn đề này được ký kết giữa Libăng và Xyri. Tiếp theo đó, việc nghiên cứu và ký kết những điều ước quốc tế đa phương điều chỉnh về vấn đề này phát triển mạnh mẽ.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

1.Khái niệm chuyển giao người bị kết án

Chuyển giao người bị kết án có thể hiểu là việc quốc gia chuyển giao, vì mục đích nhân đạo và tái hòa nhập xã hội, chuyển giao từ lãnh thổ của mình người bị kết án cho quốc gia nhận chuyển giao, nơi người bị chuyển giao là công dân hoặc có những quan hệ cộng dồng thân thiết, để tiếp tục chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật cùa quốc gia chuyển giao đã tuyên đối vái người đó (phạt tù có thời hạn và vô thời hạn).

2.Cơ sở pháp lý của chuyển giao người bị kết án

Cơ sở pháp lý của chuyển giao người bị kết án là các điều ước quốc tế đa phương và song phương hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại. Theo thông lệ quốc tế, việc chuyển gia người bị kết án cần phải bảo đảm những điều kiện nhất định, tuy nhiên, các quốc gia trong quá trình đàm phán, ký kết hiệp định có thể thỏa thuận phù hợp với pháp luật nước mình, cụ thể là:

- Chỉ áp dụng việc chuyển giạo người bị kết án khi cấu thành tội phạm theo pháp luật của nước chuyển giao cũng cấu thành một tội phạm theo pháp luật của nước nhân chuyển giao (tội phạm kép).

- Người bị kết án phải là công dân của nước nhận chuyển giao hoặc có quan hệ cộng đồng với quốc gia đó.

- Bản án đối với người được chuyển giao đã có hiệu lực pháp luật và phải là bản án kết tội cuối cùng, không còn thủ tục tố tụng nào đối với tội phạm đó.

- Tại thời điểm tiếp nhận yêu cầu chuyển giao, thời gian chấp hành hình phạt của người bị kết án phải còn ít nhất 1 năm, hoặc người bị kết án đang chấp hành hình phạt vô thời hạn.

- Nước chuyển giao và nưóc nhân chuyển giao đều đồng ý về việc chuyển giao và việc chuyển giao phải có sự đồng ý của người bị kết án; trong trường hợp cần thiết, nếu xét tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tâm thần của người bị kết án thì phải có sự đồng ý của người đại diên hợp pháp của người bị kết án.

- Ngoài ra, để bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và các lợi ích cộng cộng khác, pháp luật quốc tế cũng ghi nhận, việc kết tội dối với người được chuyển giao không phải là tội phạm về quân sự hoặc tội phạm về chính trị, án tử hình... Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, ký kết các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh linh hoạt lĩnh vực này.

3.Ý nghĩa của chuyển giao người bị kết án

Chuyển giao người bị kết án là vì mục đích nhân đạo, tạo điều kiện cho người được chuyển giao có điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng còn mục đích của dẫn độ tội phạm là tạo điếu kiện cho việc áp dụng sự trừng phạt tương ứng với hành vi phạm tội. Chuyển giao người bị kết án phải có sự đồng ý của nước chuyển giao và nước tiếp nhận chuyển giao và của chính người bị kết án (hoặc người đại diện hợp pháp của người đó).


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].