Phòng vệ chính đáng là gì? Như thế nào thì được coi là phòng vệ chính đáng?

Chế định phòng vệ chính đáng được xây dựng nhằm khuyến khích mọi công dân đấu tranh chống những hành vi xâm hại các quan hệ xã hội, ngăn chặn hoặc hạn chế những thiệt hại do sự xâm hại đó đe doạ gây ra.

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên (Điều 15 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7): 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7): 1900 6198

Bản chất của hành vi phòng vệ chính đáng là ngăn chặn sự tấn công bất hợp pháp, hạn chế những thiệt hại do sự tấn công này đe doạn gây ra. Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi nó thoả mãn đầy đủ những dấu hiệu sau:

- Về cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng: Theo quy định của Điều 15 Bộ luật hình sự thì cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng là sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân. Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm).Sự tấn công này có thể được thể hiện qua những hành động của người tấn công (như hành động cướp, hành động hiếp dâm,…) nhưng cá biệt cũng có thể qua không hành động (như hành vi không cấp của những người bị tai nạn của người bác sĩ mà không có lý do chính đáng).

- Nội dung quyền phòng vệ chính đáng: Khi đã có cơ sở cho phép phòng vệ, người phòng vệ có quyền chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi tấn công ngay cả trong những trường hợp có biện pháp khác để tránh được sự tấn công. Sự chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào chính người tấn công, vào chính người đang gây ra nguy hiểm cho xã hội. Thêm nữa là sự chống trả của người phòng vệ phải là sự chống trả cần thiết.

- Phạm vi quyền phòng vệ chính đáng: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với chính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm” (Khoản 2 Điều 15). Từ quy định trên cho thấy hành vi phòng vệ chính đáng không chỉ là sự chống trả cần thiết mà nó còn phải phù hợp với chính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể. Những hành vi phòng vệ nhưng gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó.

Như vậy, chế định phòng vệ chính đáng được Nhà nước đặt ra để nhằm cho phép công dân được bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác hay lợi ích của xã hội khi có thể bảo vệ được. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng phòng vệ chính đáng không có nghĩa là tự xử lý, quyền xử lý các hành vi trái pháp luật thuộc về Nhà nước.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].