Quy định về thời hạn, thủ tục tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Thời hạn, thủ tục tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật hiện hành.

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Trong quan hệ pháp luật:Thời hạn là sự liên hệ pháp lý đặc biệt theo đó quan hệ pháp luật được phát sinh.Bộ luật Tổ tụng hình sự 2015 quy định cụ thể các hoạt động cơ quan có thẩm quyền giải quyết tổ giác, tin báo vê tội phạm và kiến nghị khởi tổ thực hiện trong quá trình giải quyết.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198

Căn cứ pháp lý:

"Điều 147. Thời hạn thủ tục tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

1 - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sổ hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a,Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b,Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c,Quyết định tạm đình chi việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2 - Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tổ giác, tin báo, kiến nghị khởi tổ có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiếm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có the gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sổ hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cẩp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiêm tra, xác minh.

3 - Khi giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ, cơ quan có thẩm quyền có quyển tiến hành các hoạt động:

a)Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;

b) Khám nghiệm hiện trường;

c)Khám nghiệm tử thi;

d)Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

4 - Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ được thực hiện theo quy định tại Điều này."

Bình luận về thời hạn, thủ tục tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

(I)Điểm mới của thời hạn, thủ tục tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

Điều luật là điểm mới trong chế định khởi tổ vụ án hình sự của Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật Tổ tụng hình sự 2003. Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2003 không quy định thủ tục giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tổ trong một điều luật riêng biệt. Hoạt động tiep nhận, xử lí, giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm được tiến hành trước khi khởi to vụ án hình sự, do đó, có thể gọi là hoạt động tiền tổ tụng.

Tuy nhiên, hoạt động này độc lập nhưng không tách rời và là tiền đề cho các hoạt động tổ tụng trong các giai đoạn sau. Chủ thể tiến hành việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm đa dạng và có thể không phải là các cơ quan tiên hành tổ tụng theo luật định. Vì vậy, việc quy định thù tục cùng với thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tổ trong một điều luật là hợp lí và cần thiết.

về thời hạn, Bộ luật Tổ tụng hình sự 2015 không thay đổi về khoảng thời gian theo luật định cơ quan có thẩm quyển phải giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 bổ sung quý địnhvê cácquyết định mà cơ quan cổ thẩm quyền phải ban hành sau khi kiếm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm. Theo đó, trong thời hạn 20 ngày kê từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, sau khi kiểm trar xác minh, phải ra một trong các quyết định sau:

-Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

-Quyết định không khởi tổ vụ án hình sự;

-Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ.

Ba quyết định này sẽ đưa đến những hậu quả pháp lí rất khác nhau đổi với vụ việc đang được giải quyết. Trong đó, Quyết định tạm đĩnh chi việc giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là hành vi tố tụng mới được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, xuất phát từ thục tiễn hoạt động tổ tụng trong thời gian qua. Quyết định này được quy định cụ thể tạiĐiều 148 Bộ luật Tố tụng hình sự (xem bình luậnĐiều 148).

Thời hạn giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ là 20 ngày kể từ ngày nhận được tổ giác, tin báo, kiến nghị. Tuy nhiên, thời hạn này cố thể kéo dài, nhưng không quá 02 tháng trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra xác minh tại nhiêu địa diêm.

Vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thường là vụ việc liên quan đền nhiều đỗi tượng, nhiều lĩnh vực hoặc xảy ra ở nhiều địa bàn, khu vực khác nhau. Khi thấy cần thiết gia hạn kiểm trà, xác minh; Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải co vẫn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh.

Trong trường hợp chưa thê kểt thúc việc kiểm trá xác minh trong thời hạn nêu trên thì thời hạn có thê được gia hạn thêiụ một lần không quá 02 tháng, chủ thể cóthẩm quyền gia hạn là Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cẩp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thm quyền giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm, kiến nghị khởi tố.

(II) Thẩm quyền của cơ quan giải quyếttổ giác, tin báo vê tội phạm và kiến nghị khởi tổ:

Bộ luật Tổ tụng hình sự 2015 quy định cụ thể các hoạt động cơ quan có thẩm quyền giải quyết tổ giác, tin báo vê tội phạm và kiến nghị khởi tổ thực hiện trong quá trình giải quyết. Theo đó, các cơ quan nàỵ có thể tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tô chức, cá nhân cố liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin.

Ngoài ra, các cơ quan này cũng có thể tiến hành một số hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định và yêu cầụ định giá tài sản. Mặc dù đây là các hoạt động điều tra theo tố tụng, nhưng do yêu cầu cùa việc kiểm tra, xác minh nên các hoạt động này có thể tiến hành trước khi khởi tổ vụ án hình sự. Ví dụ: A trộm cắp tài sản, cơ quan điều tra có thẩm quyền cần yêu cầu định giá tài sản trộm cắp để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tổ vụ án hình sự.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].