Quyền tố cáo trong thi hành án hình sự

Người có quyền tố cáo cũng như thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết tố cáo trong thi hành án hình sự được pháp luật quy định cụ thể trong Luật thi hành án hình sự năm 2010, ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/07/2011.

Người chấp hành án và mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người nào có thẩm quyền trong thi hành án hình.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Thứ nhất, người có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự

Theo quy định của pháp luật hiện hành (Điều 165 Luật thi hành án hình sự năm 2010), người chấp hành án và mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trong thi hành án hình sự

Trong thi hành án hình sự, pháp luật quy định người tố cáo có các quyền và nghĩa vụ sau (Điều 166 Luật thi hành án hình sự):

i) Về quyền của người tố cáo trong thi hành án hình sự:

- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền.
- Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình.
- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo.
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyển bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù.

ii) Về nghĩa vụ người tố cáo trong thi hành án hình sự:

- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo.
- Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.

Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo trong thi hành án hình sự

Trong thi hành án hình sự, pháp luật quy, định người bị tố cáo có các quyền và nghĩa vụ sau (Điều 167 Luật thi hành án hình sự):

i) Về quyền của người bị tố cáo trong thi hành án hình sự:

- Được thông báo về nội dung tố cáo.
- Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật.
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được khôi phục danh dự, được bồi thường thiệt hại do viẹc tố cáo khổng đúng gây ra;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.

ii) Về nghĩa vụ của người bị tố cáo trong thi hành án hình sự:

- Giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan người có thẩm quyền yêu cầu.
- Chấp hành quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Thứ tư, về thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết tố cáo trong thi hành án hình sự theo quy định pháp luật.

Theo Điều 168 Luật thi hành án hình sự thì thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện như sau:

i) Về thẩm quyền:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng Công an cấp xã.
- Trưởng Công an cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi phạm pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.
- Tư lệnh Quân khu và tương đương giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
- Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự.
- Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân.

ii) Về thời hạn:

Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn nhưng không quá 90 ngày.

iii) Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].