Sự có mặt của người bào chữa tại phiên tòa trong tố tụng hình sự

Sự có mặt của người bào chữa tại phiên tòa được quy định tại điều 291 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), sau đây gọi là Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Người bào chữa là thuật ngữ chỉ về những người có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm hoạt động tố tụng thay mặt thân chủ tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự để biện hộ, bảo vệ cho thân chủ của mình để chống lại sự buộc tội, truy tố hoặc một sự tố cáo, giúp làm giảm trách nhiệm hình sự cho thân chủ của họ đồng thời cũng có thể giúp cơ quan có chức năng làm sáng tỏ các tình tiết vụ án, họ có quyền tranh tụng với các chủ thể khác trong quá trình xử lý vụ án hình sự.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, quy định về sự có mặt của người bào chữa

Sự có mặt của người bào chữa được quy định tại điều 291 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

“1. Người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã nhạn bào chữa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Trường hợp ngươi bào chữa vẳng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hỏi phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ỷ xét xử văng mạt người bào chữa. Nêu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bẩt khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vân mở phiên tòa xét xử.

2. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điểu 76 của Bộ luật này người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hỏi người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa”.

Thứ hai, phân tích về sự có mặt của người bào chữa tại phiên tòa

(i) Với nhiệm vụ bào chữa cho bị cáo, người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Tuy nhiên, điều luật không quy định người bào chữa phải có mặt thì Tòa án mới được xét xử, trừ trường hợp Tòa án đã yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị cáo. Trong trường hợp này, nếu người bào chữa vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.

(ii) Người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã nhận bào chữa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Điều đó cũng có nghĩa rằng không phải trong mọi trường hợp người bào chữa vắng mặt Tòa án đều vẫn mở phiên tòa xét xử.

Nếu vì lý do chính đáng như ốm đau, thiên tai... mà người bào chữa không thể cố mặt được tại phiên tòa thì có quyền yêu cầu Tòa án hoãn phiên tòa. Trong trường hợp này Tòa án xem xét yêu cầu của người bào chữa và tùy theo vụ án cụ thể để quyết định hoãn phiên tòa hay vẫn tiếp tục xét xử. Mọi trường hợp người bào chữa được bị cáo mời mà văng mặt không cố lý do chính đáng thì Tòa án vân tiên hành xét xử vụ án.

(iii) Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần hoặc bị cáo bị xét xử về tội có mức hình phạt cao nhất là tử hình mà người bào chữa vắng mặt, thậm chí dù đã gửi trước bản bào chữa cho bị cáo, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp này bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo chưa thành niên, bị cáo cố nhược điểm về thể chât hoặc tâm thân từ chối người bào chữa và khẳng định tự mình bào chữa thì Tòa án vẫn xét xử vụ án. Việc từ chổi nhờ người khác bào chữa phải được lặp thành văn bản hoặc ghi vào biên bản phiên tòa.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].