Các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 110 BLTTHS 2015, những trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
“1.Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
a)Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b)Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó tron;
c)Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại cho ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người”.
Để cụ thể hóa quy định tại Điều 20 của Hiến pháp 2013: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bỏ biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Bởi vì bắt người trong trường hợp khẩn cấp là trường hợp băt sau đó Viện kiêm sát mới xem xét phê chuân hay không phê chuân. Như vậy, biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp mâu thuẫn với quy định trên của Hiến pháp 2013.
Tuy nhiên, để bảo đảm cho việc phát hiện, xử lý tội phạm ngăn chặn người phạm tội thực hiện hành vi gây ra hậu quả nguy hiêm cho xã hội hoặc gây khó khăn cho việc giải quyêt vụ án, đông thời vẫn bảo đàm quyên con người trong tố tụng hình sự, Bộ luật Tô tụng hình sự quy định biện pháp ngăn chặn mới là: Giữ người trong trường hợp khân câp. Biện pháp giữ người trong trường hợp khan cấp cũng như biện pháp ngăn chặn khác được xem xét ở 5 yếu tố: căn cứ áp dụng, thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục và thời hạn tiến hành.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 110 BLTTHS 2015, những người sau đây có thầm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
“2.Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khấn cấp:
a)Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b)Thủ trường đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chi huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chông ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chông ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sái biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chổng tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
c)Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.”
Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp gồm:
-Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
-Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chi huy trưởng Biên phòng Cửà khẩu cảng, Chi huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chổng ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cành sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cành sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiêm ngư vùng;
-Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Do mục đích, tính chất, phạm vi cũng như mức độ cưỡng chế nhà nước của biện pháp Giữ người trong trường hợp khẩn cấp khác với các biện pháp ngăn chặn khác nên thẩm quyền áp dụng biện pháp này rộng hơn. Bổ sung thẩm quyền băt khẩn cấp, tạm giữ cho một số chủ thề thuộc Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chổng ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận