Thẩm quyền xét xử của Tòa án trong trường hợp cụ thể

Thẩm quyền xét xử của Tòa án được quy định theo từng trường hợp cụ thể. Mỗi trường hợp có quy định riêng để có thể phân định rõ thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Tòa án có thẩm quyền xét xử nhưng không phải vụ án nào cũng thuộc thẩm quyền của riêng một tòa cụ thể. Mà thẩm quyền xét xử cảu Tòa án được phân chia cụ thể, rõ ràng, thể hiện như sau:

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, quy định về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ

(i) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được quy định cụ thể tại điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau

“1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiêu nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi két thúc việc điều tra.

2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tinh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phổ Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phổ Hô Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phổ Đà Nang xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương”.

(ii) Bình luận về thẩm quyền xét xử của Tòa án

1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện vì ở đó có vật chứng, người làm chứng và nhân dân đã biết về tội phạm cho nên việc xét xử thuận lợi, và có tác dụng phục vụ được đấu tranh phòng chống và phòng ngừa tội phạm ở địa phương.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp khi phát hiện được tội phạm thì chữa xác định được tội phạm xảy ra ở đâu (như nạn nhân bị đâm chết hoặc bị đầu độc ở trên tàu hỏa, đến ga cuối cùng mới phát hiện được tử thi nhưng không biết tội phạm đã được thực hiện và lúc nào). Trong trường hợp đó việc điều tra kết thúc ở đâu thì Tòa án nơi đó xét xử vụ án.

2. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở nhiều địa phương thì Tòa án xét xử vụ án có thể là Tòa án nơi cơ quan điều ưa đã kết thúc việc điều ưa hoặc Tòa án nơi mà việc xét xử vụ án sẽ có tác dụng nhiều trong việc đấu tranh chống tội phạm.

3. Nếu bị cáo phạm tội ở nước ngoài thì Tòa án xét xử vụ án là Tòa án cấp tỉnh nới cư trú cuối cùng của bị cáo. Nếu trong một vụ án có nhiều bị cáo mà họ không có nơi cư trú cuối cùng ở cùng một tỉnh thì Tòa án xét xử vụ án là Tòa án noi cư trú cuối cùng của nhiều bị cáo hơn hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị cáo có vai trò quan trọng nhất trong vụ án.

Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.

4. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, thì tùy từng trường hợp, Chánh án Tòa án quân sự ra quyêt định giao cho một Tòa ấn quân sự quân khu xét xử. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu Vực không có thẳm quyền xét xử công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài.

Thứ hai, về thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước ta đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải

(i)Thẩm quyền xét xử tội phạm trên tàu bay, tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đangn hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam được quy định trong điều 270 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

“Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam thuộc thâm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đỏ được đăng ký.”

(ii) Bình luận về thẩm quyền xét xử của Tòa án về vấn đề này

Điều luật quy định thẩm quyền xét xừ của Tòa án Việt Nam đối vói những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam.

Theo điều luật đang được bình luận, tội phạm được thực hiện trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam (bao gồm trên lãnh thổ nước ngoài và không phận hải phận quốc tế) thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu của Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay tàu biển đó được đăng ký.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].