Thành quả của hợp tác quốc tế trong dẫn độ tội phạm tại Việt Nam

Công tác phối hợp với cảnh sát các nước và tổ chức Interpol về truy bắt, dẫn độ các đối tượng phạm tội tại Việt Nam bỏ trốn ra nước ngoài đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Vấn đề tương trợ tư pháphợp tác quốc tế về dẫn độ của Việt Nam nay đang có những chuyển biến tích cực. Việt Nam đã phối hợp với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đễ dẫn độ các đối tượng phạm tội về Việt Nam, đặc biệt là với các nước láng giềng.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Cụ thể như theo văn phòng Interpol Việt Nam, từ nãm 1995 đến nay, Việt Nam đã phối hợp với các quốc gia, vùng lãnh thổ và cảnh sát bạn bắt và dẫn độ về Việt Nam 29 đối tượng, cụ thể là: Campuchia 3 đối tượng, Trung Quốc 6 đối tượng; Mỹ 3 đối tượng; Lào 3 đối tượng, Liên bang Nga 4 đối tượng, Đài Loan 1 đối tượng,Australia 2 đối tượng; các nước châu Á 3 đối tượng và phát hiên nơi lẩn trốn của 18 đối tượng khác.

Điển hình dẫn độ một số đối tượng cụ thể:


- Vụ tên Nguyên Thành Quang phạm tội lừa đảo sau đó trốn sang Hồng Kông, bị cảnh sát Hồng Kông bắt và trao trả cho phía Việt Nam nãm 1996.

- Vụ tên Nguyễn Minh Phúc can tội giết người, bị tòa án kết án phạt chung thân. Cụ thể là vào ngày 20/3/1994, đối tượng này đã cướp súng, giết cán bộ trại giam, ưốn trại giam Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh sau đó lẩn trốn sang Campuchia. Sau khi nhận được lệnh truy nã của cảnh sát Việt Nam, cảnh sát Campuchia đã bắt và dẫn giải cho Việt Nam năm 1997.

- Vụ Juan Minh - Nguyễn Kim Ninh phạm tội lừa đảo ở Việt Nam, trốn sang Campuchia, bị cảnh sát Campuchia phối hợp với cảnh sát Mỹ (tên này đã có lệnh truy nã tại Mỹ) bắt và dẫn giải về Việt Nam tháng 1/1998.

- Thông qua yêu cầu truy nã và dẫn độ tội phạm của Việt Nam, cảnh sát Trung Quốc cũng tiến hành bắt và dẫn giải cho phía Việt Nam một số đối tượng phạm tội hình sự tại Việt Nam sau đó trốn sang Trung Quốc như những đối tượng Bùi Văn Phàm và Bùỉ Vãn Hận, Hoàng Vãn Tươi và Bùi Vãn Thắm...

- Ngày 01/9/2006, Bungary đã thực hiện yêu cầu truy nã và đề nghị dẫn độ của phía Việt Nam đối với đối tượng Lê Quốc Thụy, nguyên Đại tá quân đội, Phó chủ nhiệm kỹ thuật Quân chủng phòng không phạm các tội lạm dụng chức vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản sau đó trốn sang Bungary nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật Việt Nam. Trước những chứng cứ phạm tối do phía Việt Nam cung cấp, tại phiên tòa ngày 03/7/2006, Tòa án tối cao Bungary đã quyết định cho phép cơquan chức năng của Việt Nam dẫn độ đối tượng này về nước.

- Tháng 8-2013, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an TP Hà Nội đã phối hợp Cục Cảnh sát truy nã tội phạm - Bộ Công an tiến hành dẫn độ đối tượng Phạm Thúy Ngân (SN 1952, trú tại phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội) từ Liên bang Nga về Việt Nam. Trước đó, Ngân đã bị truy nã về hành vi cố ý gây thương tích.

- Đầu năm 2013, sau khi có đầy đủ chứng cứ pháp lý, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với vợ chồng Vinh - Hà Lan về tội cưỡng đoạt tài sản tại Liên bang Nga. Đồng thời, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm phối hợp với Văn phòng Interpol Việt Nam đề nghị Ban Tổng thư ký Tổ chức Interpol ban hành Lệnh truy nã quốc tế đối với vợ chồng Vinh - Hà Lan. Đến tháng 4-2013, hai đối tượng trên đã được dẫn giải về Việt Nam để phục vụ công tác điều tra và đưa ra xét xử

- Mới đây vào tháng 3-2018, cảnh sát Peru thông báo cho Việt Nam 1 đối tượngđã bị sa lưới tại nước này vì tội phóng hỏa giết người tại khu vực gần Hồ Tây Việt Nam, đó chính làIredale Gary. Phát hiện thấy Iredale Gary có lệnh truy nã từ Interpol, lực lượng chức năng nước này ngay lập tức đã bắt giam, đồng thời thông tin sang phía Việt Nam.Nhận được thông tin từ phía bạn, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã xin ý kiến các cấp lãnh đạo, đồng thời đang gấp rút tổ chức thực hiện các công tác để tiến hành dẫn độ đối tượng về Việt Nam trong một ngày gần nhất.

Đây chỉ là một trong những thành tựu điển hình mà Việt Nam và các nước bạn thực hiện được. Còn rất nhiều tội phạm khác vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng lao lý, chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa vượt qua những khó khăn gian khổ đưa những đối tượng phạm pháp phải chịu hình phạt thích đáng, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].