Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ như sau: “1. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình; b) Lôi kéo người khác phạm tội”.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Như vậy, tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ là hành vi của người quân nhân dự bị đã không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Tội phạm này có các dấu hiệu pháp lý như sau:
1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là chế độ nghĩa vụ quân sự do Nhà nước trong những hoàn cảnh đặc biệt được pháp luật quy định.
Đối tượng tác động của tội phạm này chính là hành vi của người phạm tội. Người phạm tội tự tác động lên hành vi của mình, khiến cho hành vi của mình vi phạm các quy định về nghĩa vụ quân sự của mọi công dân.
2. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Chỉ có những người là quân nhân dự bị (nam từ 18 – 45 tuổi, nữ từ 18 – 40 tuổi) mới là chủ thể của tội phạm này.
3. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ khi có lệnh tổng động viên; lệnh động viên cục bộ; có chiến tranh; hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; được thể hiện qua các hành vi như: bỏ trốn, không đến nơi tập trung, tự gây thương tích,….
Lệnh gọi này chỉ xảy ra trong những trường hợp nói trên, bởi vì chủ thể ở đây là “quân nhân dự bị” nên thời bình hoặc không có nhu cầu thì không cần đến.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong những trường hợp nêu trên.
Tương tự hành vi “trốn tránh nghĩa vụ quân sự” nếu hành vi “không chấp hành…” thực hiện trước khi địa phương giao quân cho đơn vị quân đội tiếp nhận thì mới cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi này xảy ra sau đó thì cấu tội đào ngũ.
4. Mặt chủ quan của tội
Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thực hiện một trong số các hành vi trên khi nhận thức được rằng mình đang không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và mong muốn mình không bị nhập ngũ.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận