Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là người có hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của Cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc xử phạt có thể nghiêm trọng hơn trong trường hợp thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố….
Căn cứ pháp lý của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 (gọi tắt là "BLHS"), như sau:
“1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: (a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; (b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; (c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; (d) Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Bình luận tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể con người; đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc hành vi khác uy hiếp tinh thần người khác; thành lập, tham gia tổ chức khủng, bố, tổ chức tài trợ khủng bố; cưỡng ép, lôi kéo tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng lổ nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dấu hiệu pháp lý của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
(i) Khách thể của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân: Khách thể trực tiếp của tội khủng bố nhằm chống chính quyỗ nhân dân là an ninh chính trị và an ninh con người ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản chất của hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi bạo lực hướng đến đối tượng tác động là con người nhằm làm mất ổn định xã hội, gây sức ép về chính trị đối với chính quyền, hoặc gây khó khăn cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các môi quan hệ quốc tế. Quy mô của hoạt động khủng bố có thể nhỏ hẹp hơn rất nhiều so với bạo loạn song hành vi này đe dọa nghiêm trọng đến sự ôn định quốc gia và sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Do vậy, đây cũng là hành vị đặc biệt nguy hiểm cho xã hội xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam.
Đối tượng tác động của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là cán bộ, công chức và người khác, bao gồm cả công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không có quôc tịch. Tuy nhiên, mục tiêu khủng bố chủ yếu mà đối tượng nhằm vào thường là lãnh đạo các cơ quan chính quyền các cấp từ trung ương xuống địa phương. Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật hình sự thì đối tượng tác động của tội phạm này còn có thể là “tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế” mà khi xâm phạm đến các đối tượng này, người phạm tội có thê gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(ii) Mặt khách quan của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân: mặt khách quan của tội phạm quy định tại Điều 113 thể hiện ở một trong những hành vi sau đây:
Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác nhằm chống chính quyền nhân dân. Xâm phạm tính mạng là hành vi cố ý tác động lên thân thể người khác đưa đến nguy cơ trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân. Thủ đoạn thực hiện tội phạm có thể là đặt bom, mìn gây nổ, sử dụng súng hoặc các loại vũ khí khác xâm phạm tính mạng của người khác nhằm chồng chính quyền nhân dân. Hậu quả chết người không phải là dấu hiệu bắt buộc trong trường hợp này.
Xâm phạm tự do thân thể hoặc sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác nhằm chống chính quyền nhân dân. Xâm phạm tự do thân thể là hành vi khống chế, bắt giữ người khát một cách trái phép luật. Xâm phạm sức khỏe là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bằng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau. Điều 113 không quy định người phạm tội phải bắt giữ được hoặc gây thương tích được cho nạn nhân nên hậu quả của hành vi bắt giữ trái phép hay hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác cũng không phải là dấu hiệu bãi buộc trong trường hợp phạm tội này.
Đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chống chính quyền nhân dân. Đây là hành vi uy hiếp tinh thần của người khác qua việc đe dọa sẽ giết hại bản thân người bị đe dọa hoặc người thân thích của họ hoặc các hình thức đe dọa khác gây hoang mang cho đối tượng bị đe dọa nhằm chống chính quyền nhân dân. Kèm theo hành vi đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc các đe dọa khác có thể là yêu câu buộc người bị đe dọa phải làm hoặc không làm một việc nhất định, tuy nhiên việc có đưa ra yêu cầu hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc của hành vi này.
Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng. bổ. Tổ chức khủng bố nói trong Điều 113 Bộ luật hình sự là tổ chức được lập ra với mục đích là tiến hành các hoạt động khủng bô nhằm chống chính quyền nhân dân. Tổ chức tài trợ khủng bố nói trong điều luật là tổ chức có các hoạt động huy động, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khủng bố nói trên. Thành lập tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố là hành vi lập nên các tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố. Người thành lập tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố có thể trực tiếp điều hành hoặc giao chongười khác điều hành hoạt động của các tổ chức đã lập. Tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố là người nhận thức rõ mục đích hoạt động của tổ chức là khủng bố, tài trợ khủng bố mà vẫn chấp nhận là thành viên và thực hiện các hoạt động cụ thể theo sự chỉ đạo của tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố.
Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ cho phân tử khủng bố. Phần tử khủng bố là cá nhân tham gia hoặc không tham gia các tô chức khủng bố nhưng đã tiến hành các hoạt động khủng bố hoặc sẵn sàng thực hiện các hoạt động đó. Cưỡng ép là hành vi ép buộc người khác thực hiện hoạt động khủng bố bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Lôi kéo là hành vi dụ dỗ, lừa phỉnh, lôi cuốn người khác vào các hoạt động khủng bố. Đào tạo, huấn luyện khủng bố là chỉ dẫn cách thức tiến hành các hoạt động khủng bố hoặc hướng dẫn thực hành các hoạt động khủng bố cho phần tử khủng bố.
(iii) Chủ thể của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân: chủ thể của tội khủng bố là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
(iv) Mặt chủ quan của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân: Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quôc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp người phạm hực hiện hành vi khủng bố nhằm gây tình trạng hoảng loạn, hoang mang trong nhân dân thì không xử lý về tội phạm này mà xử lý theo Điều 299 Bộ luật hình sự về tội khủng bố.
Về hình phạt khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại khoản 1 Điều 113 luật hình sự với hành vi “xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.Khoản 2 Điều 113 Bộ luật hình sự quy định khung hình phạt là phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, dùng cho các trường hợp: thành lập, tham gia tô chức khủng bổ, tổ chức tài trợ khủng bố; cưỡngép lôi kéo, tuyên mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác.Khoản 3 Điều 113 Bộ luật hình sự quy định phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với trường hợp phạm tội đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần của người khác.Khoản 5 Điều 113 Bộ luật hình sự quy định phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người chuẩn bị phạm tội khủng bố nhắm chống chính quyền nhân dân.
Khủng bố cá nhân, tô chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì tùy theo hành vi phạm tội cụ thể mà người phạm tội cũng bị xử phạt tương ứng theo các khung hình phạt do điều luật quy định (Khoản 4 liêu 113 Bộ luật hình sự).
Vì sao các tổ chức, cá nhân nên sử dụng dịch vụ pháp lý trong trường hợp có liên quan tới tội phạm khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân:
Oan, sai, tình trạng bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự tại Việt Nam hiện nay không còn hiếm. Tình trạng này không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm... mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người;
Ngược lại, Việt Nam không hiếm trường hợp lại diễn ra tình trạng "hành chính hóa" hoặc "dân sự hóa" hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm). Tố giác, tố cáo, tin báo tội phạm của tổ chức, doanh nghiệp, công dân không được giải quyết đúng pháp luật, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, các đương sự;
Sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực hình sự đặc biệt là với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo), người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng trên. Hoạt động bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại không chỉ là hoạt động nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người luật sư trong việc duy trì công lý.
Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest
Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận