Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

Người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ là người xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó có thể là người tổ chức, người hoạt động đắc lực, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đồng phạm hoặc chuẩn bị phạm tội.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 (gọi tắt là "BLHS"), như sau:
“Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc cóhành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đên 20 năm hoặc tù chung thân;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm,
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tà từ 01 năm đến 05 năm.”

Bình luận tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ là hành vi xâm nhập lãnh thổ, làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc các hành động khác gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

(i) Khách thể của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ: Khách thể của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ là an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mỗi quốc gia được cầu thành từ ba bộ phận cơ bản là lãnh thổ quốc gia, dân cư sinh sống trên lãnh thổ và hệ thống chính quyền. Như vậy, sự tồn tại của quốc gia gắn liền với vấn đề lãnh thổ. Lãnh thổ là không gian sinh tồn của quốc gia. Về mặt khoa học, lãnh thổ được hiểu là phần không gian được xác định bởi đường biên giới quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam, theo quy định của Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Một cách khái quát, lãnh thổ quốc gia bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất.
An ninh lãnh thổ là một phần không thể tách rời của an ninh quốc gia nói chung. Nội dung của an ninh lãnh thổ là sự ổn định, thống nhất và trường tồn của lãnh thổ quốc gia Việt Nam.

(ii) Mặt khách quan của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ: Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở một trong các hành vi sau:

Xâm nhập lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xâm nhập lãnh thổ là hành vi của người nước ngoài cố ý vượt qua biên giới quốc gia, đi vào lãnh thổ Việt Nam một cách bất hợp pháp nhằm phá hoại an ninh lãnh thổ Việt Nam. Xâm nhập lãnh thổ có thể kèm theo khiêu khích vũ trang song khiêu khích vũ trang không phải là dấu hiệu bắt buộc của xâm nhập lãnh thổ. Xâm nhập lãnh thổ khác với nhập cánh trái phép ở tính chất chính trị của hành vi này. Hành vi xâm nhập lãnh thổ có thể được thực hiện công khai hoặc lén lút, bí mật qua đường bộ, đường thủy, đường biển hoặc đường không.

Làm sai lệch đường biên giới quốc gia là hành vi cố ý làm thay đổi đường biên giới quốc gia Việt Nam với nước ngoài. Biểu hiện cụ thê của hành vi này có thể là di chuyển cột mốc biên giới vào phần lãnh thổ Việt Nam, tạo dựng các cột mốc giả để lần chiếm đất hoặc nắn dòng chảy các con sông biên giới.
Hành động khác phá hoại an ninh lãnh thổ. Những hành vi loại này có thể là gây hư hại mốc giới quốc gia; xâm canh, xâm cư; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới trên không các phương tiện bay, vật thể, chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho an ninh, quốc phòng Việt Nam..

(iii) Chủ thể của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ: Chủ thể của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ có thể là người nước ngoài, người không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự và từ 16 tuổi trở lên. Công dân Việt Nam có thể thực hiện các hành vi phạm tội nói trong Điều 111 Bộ luật hình sự theo sự chỉ đạo của nước ngoài hoặc giúp sức cho người nước ngoài thực hiện các hành vi đó.

(iv) Mặt chủ quan của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ: tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là nhằm phá hoại an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Về hình phạt tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

Người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ vi phạm Khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Khung hình phạt này áp dụng đối với người tô chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng nói tại Khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự được hiểu là gây mất ổn định nghiêm trọng cho an ninh khu vực biên giới giữa Việt Nam với nước ngoài, tác động xấu đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước láng giềng, thậm chí có nguy cơ đẩy lên thành các cuộc xung đột vũ trang.
Khoản 2 Điều 111 quy định phạt tù từ 05 năm đến 15 năm, áp dụng đối với người đồng phạm khác tham gia hành vi phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ.
Khoản 3 Điều 111 quy định phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có hành vi chuẩn bị phạm tội nói trên.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sưNguyễn Duy Hội- Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, Email: [email protected], [email protected].