Trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm gì trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra.

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm gì trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định.Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là mối quan hệ phối hợp - chế ước.

Tính phi hợp thể hiện ở chỗ kết quả của cơ quan này là tiền đ cho hoạt động của cơ quan kia và ngược lại. Nên Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Cơ sở pháp lý:

Trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra được quy định tại điều 167- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

“Điều 167. Trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra

1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra.

2. Đối với quyết định quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 165 của Bộ luật này nếu không nhất trí, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫn phải thực hiện nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Cơ quan điều tra hoặc trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị.”

Mối quan hệ giữa: Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát

Đây là mối quan hệ phối hợp - chế ước. Tính phi hợp thể hiện ở chỗ kết quả của cơ quan này là tiền đ cho hoạt động của cơ quan kia và ngược lại.

Ví dụ: quyết định khởi t bị can là đi tượng của quyền phê chuẩn của Viện kiểm sát.

Việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn của Viện kiểm sát là cơ sở để Cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo của Cơ quan điều tra. Nếu Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra được quyn tiến hành hỏi cung bị can và ngược lại.

Viện kiểm sát có quyền chế ước đi với cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động điều tra.

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định ca Viện kiểm sát trong giai đoạn điu tra.

Thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát là nghĩa vụ của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một s hoạt động điều tra. Các yêu cầu, quyêt định của Viện kiêm sát, về cơ bản, được quy định tại điều 165 Bộ luật T tụng hình sự.

Nội dung của các yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra, Cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra cũng rất đa dạng. Các cơ quan có thm quyền điều tra buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh, đúng đắn các yêu cầu, quyết định này.

Đối với quỵết định quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 165 của Độ luật này nếu không nhất trí, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫn phải thực hiện nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Cơ quan điều tra hoặc trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điu tra, Viện kiểm sát : Cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị.

Đối với một số quyết định của Cơ quan điều tra có ảnh hưởng đến các quyền cơ bn của công dân

Đối với một số quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có ảnh hưởng đến các quyền cơ bn của công dân như quyết định (lệnh) về việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cp, quyết định tạm giữ, tạm giam, hoặc các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế khác quy định tại khoản 4, khoản 5 điều 165 Bộ luật T tụng hình sự năm 2015... thì luật trao cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một s hoạt động điều tra, sau khi thực hiện, có quyền kiến nghị vi Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

Nghĩa vụ của Viện kiểm sát cp trên trực tiếp

Các biện pháp này, xét từ góc độ nghiệp vụ điu tra, có vai trò quan trọng đi với kết quả hoạt động điều tra. Nếu các quyết định (lệnh) này không được thực hiện, có thể dẫn đến việc tạm đình ch điều tra

Do đó, luật quy định nghĩa vụ của Viện kiểm sát cp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị trong thời hạn 20 ngày k từ ngày, nhận được kiến nghị của Cơ quan điều tra hoặc trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].