Tương trợ tư pháp trong Luật Hình sự Quốc tế

Hoạt động tương trợ tư pháp được chú trọng bằng việc ký kết các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong các lĩnh vực pháp luật. Việt Nam cũng đã ký kết và tham gia khá nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương trong vấn đề tương trợ tư pháp.

Hoạt động tương trợ tư pháp là một hoạt động có tính chất quốc tế, vì vậy được quy định cụ thể trong các điều ước quốc tế, đó là sự thỏa thuận, sự cam kết giữa các quốc gia trong quan hệ hợp tác quốc tế.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, tương trợ tư pháp là gì?

Mỗi điều ước quốc tế trong lĩnh vực này có mục đích điều chỉnh một loại tội phạm xác định hoặc một nhóm hành vi cùng loại gây nguy hiểm cho xã hội. Trong các điều ước quốc tế về chống tội phạm, đối tượng điều chỉnh là các mối quan hệ có liên quan đến hoạt động tác nghiệp điều tra và tố tụng hình sự. Quan trọng nhất trong các điều ước quốc tế loại này là điều ước quốc tế song phương về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, đây là loại hình điều ước có tính chuyên môn cao, được các quốc gia sử dụng tương đối phổ biến trong cuộc chiến chống tội phạm hình sự bèn cạnh các điều ước quốc tế đa phương về chống tội phạm được thông qua trong khuôn khổ khu vực hoặc có tính toàn cầu.

Thứ hai, nguyên nhân cần phải tương trợ tư pháp

Trong quá trình tiến hành điều tra và xét xử các vụ án hình sự có thể xuất hiên trường hợp thủ phạm hoặc nạn nhân hay nhân chứng, cũng như các chứng cứ quan trọng của vụ án hiện diện hoặc đang ở trên lãnh thổ của quốc gia khác, điều này làm phát sinh sự cấp thiết phải tiến hành các hoạt động trợ giúp lẫn nhau giữa các quốc gia trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

Thứ ba, nội dung của tương trợ quốc tế:

Trong hợp tác quốc tế chống tội phạm, tương trợ tư pháp là khả năng duy nhất thực hiện các hành vi tố tụng hình sự cần thiết ở nước ngoài. Các quy định của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp điều chỉnh tổng thể các vấn đề cố liên quan nằm trong nội dung tương trợ pháp lý, còn những vấn đề chuyên biệt có vai trò quan trọng trong đấu tranh chống tội phạm có thể được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương về chống một loại tội phạm hình sự quốc tế, cụ thể như: các quy định về dẫn độ tội phạm được ghi nhân trong các điều ước quốc tế chuyên biệt về chống tội phạm khủng bố, buôn lậu ma túy, buôn bán và vận chuyển nô lệ, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Vậy nội dung chính của tương trợ tư pháp sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

(i) Quy định về các vấn đề pháp lý cơ bản mà các điều ước điều chỉnh
(ii) Quy định về trình tự thủ tục thực hiện tượng trợ tư pháp hình sự
(iii) Các quy định của điều ước quốc tế mẫu
(iv) Quy định về các trường hợp từ chối tương trợ tư pháp
(v) Quy định về chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Cùng với thời gian, hoạt động tương trợ tư pháp ngày càng được phát triổn và mờ rộng trong hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm. Nếu trước kia hoạt động này chỉ giới hạn trong việc cung cấp các thông tin cần thiết về cá nhản tội phạm hoặc các băng nhóm tội phạm thì ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện và thành tựu kỹ thuật hiên đại, việc trao đổi trong hợp tác quốc tế chống tội phạm đà bao trùm lên các lĩnh vực, các xu hướng khác của đấu tranh chống tội phạm, như: xác lập và chuyển giao các tập tàng thư lưu trữ các dữ liộu tội phạm, tiến hành nghiên cứu và trao đổi khoa học xác định nguyên nhân, khuynh hướng và dự báo sự phát triển tội phạm cùng các biện pháp áp dụng và ngăn ngừa các tội phạm xuất hiện trong tương lai.

Đây là nội dung hợp tác quốc tế mới phát sinh trong thời gian gần đây giữa các quốc gia mà cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm và nỗ lực giải quyết vì một thế giới ổn định và phát triển bền vững trong cơn lốc của thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ.


Khuyến nghị của công ty Luật Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected]