Nguồn gốc, quá trình hình thành, thực tiễn thẩm quyền xét xử phổ cập trong luật hình sự quốc tế.
Các quốc gia có liên quan đều có quyền xác lập thẩm quyển xét xử hình sự của mình đối với một số loại hình tội phạm quốc tế đã được xác định.
Nguồn gốc nguyên tắc thẩm quyền xét xử phổ cập
Trong lịch sử luật hình sự quốc tế, các học giả đều có sự thống nhất khi cho rằng: tư tưởng chủ yếu của nguyên tắc thẩm quyền xét xử phổ cập được hình thành và phát triển cùng với tội cướp biển.
Theo tập quán quốc tế được coi là nguồn cơ bản, truyền thống của luật quốc tế, thì tội cướp biển đã được thừa nhận từ lâu là loại hình tội phạm mà tất cả các quốc gia đều có thẩm quyền xét xử và đưa ra các phán quyết trừng trị các cá nhân có hành vi cướp biển.
Quá trình hình thành nguyên tắc thẩm quyền xét xử phổ cập
Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, nguyên tắc thẩm quyền tài phán phổ cập được thừa nhận và thể hiện nội dung pháp lý của mình trong các điều ước quốc tế có liên quan về tội phạm chiến tranh. Theo các điều ước quốc tế này, các tội phạm được thực hiện và được định danh là tội phạm chiến tranh là đối tượng xét xử của bất kỳ quốc gia nào, cho dù hành vi tội phạm chiến tranh do người nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ nước ngoài.
Công ước Giơnevơ 1949 về bảo hộ nạn nhân chiến tranh cũng quy định nghĩa vụ cùa các quốc gia thành viên phải trừng trị các cá nhân phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại.
Thực tiễn tại một số nước
Bằng phương thức lý giải như trên, thẩm quyền tài phán của Ixrael trong vụ việc Achmann được công nhận.
Vấn đề cần giải quyết ở đây là vấn đề tính hợp pháp của hành vi bắt cóc do các nhân viên tình báo của Ixrael thực hiện tại Achentina và sau đó là bí mật chuyển Eichmann về Ixrael và xét xử tại đó.
Thẩm quyền tài phán hình sự mà tòa án Ixrael tiếp nhân ở vụ việc này có mục đích trừng phạt tội phạm chiến tranh và tội phạm chống lại nhân loại trên cơ sở của nguyên tắc thẩm quyền phổ cập.
Bởi vì các hành vi tội phạm của Eichmann được thực hiện tại châu Âu trong thời kỳ Đại chiến thế giới lần thứ II trước khi nhà nước Ixrael chính thức được thành lập, đồng thời các nạn nhân của tội ác chiến tranh không phải là công dân của nước Ixrael.
Các tòa án quốc tế có thẩm quyền
Đây là các hành vi tội phạm xâm hại nghiêm trọng pháp luật quốc tế, bị trừng phạt trực tiếp theo luật quốc tế (thường được gọi là tội phạm phổ cập - universal crimes).
Và các loại hình tội phạm này có thể được xét xử tại tòa án quốc gia hoặc tòa án quốc tế như các Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư cũ và Ruanda có thẩm quyền xét xử các tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ cùa hai quốc gia này trong thời kỳ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.
Và gần đây nhất là việc thành lập Tòa án hình sự quốc tế có trụ sở tại Lahay (Hà Lan) theo quy chế Roma 1998.
Ngoài các tội cướp biển, buôn bán nô lệ, tội phạm chiến tranh và tội ác chống nhân loại thì các loại hình tội phạm khác được ghi nhận trong các công ước quốc tế hiện hành, từ tội chiếm đoạt bất hợp pháp phương tiện bay, tội phạm apacthai, tội chống lại các cá nhân được bảo vệ quốc tế, tội phạm khủng bố, bắt cóc con tin cho đến buôn bán bất hợp pháp ma túy, làm tiền giả, tội phá hoại... đã làm phát sinh các vấn đề phức tạp liên quan đến nguyên tắc thẩm quyền tài phán phổ cập trong hình sự quốc tế.
Thẩm quyền xét xử phổ cập đối với các bên thứ ba
Các công ước quốc tế này quy định nghĩa vụ pháp lý cho các quốc gia thành viên theo nguyên tắc aut dedere aut purire (dẫn độ hoặc xét xử) và như vậy đã đảm bảo thẩm quyền xét xử hình sự cho các quốc gia thành viên.
Tuy vậy, vấn đề được đưa ra cần nghiên cứu ở đây là: theo nguyên tắc các điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực ràng buộc các bên thành viên, vì thế các điều ước quốc tế này có tạo ra nghĩa vụ thẩm quyền xét xử phổ cập đích thực đối với các bên không phải là thành viên điều ước (bên thứ ba) hay không.
Đây là vấn đề vẫn chưa đi đến thống nhất trong khoa học luật hình sự quốc tế.
Xung đột về thẩm quyền theo nguyên tắc này
Qua nội dung xác định thẩm quyền tài phán hình sự nêu trên, ta nhận thấy sự tồn tại của xung đột thẩm quyền xét xử là không thể tránh khỏi.
Sự hiện diện các cơ sở pháp lý khác nhau trong lĩnh vực phân định thẩm quyển tài phán đã dẫn đến hệ quả không mấy dễ chịu trong quan hệ quốc tế.
Cùng lúc các quốc gia khác nhau có thẩm quyền xét xử đối với cùng tội phạm hình sự. Một vụ việc có thể giải quyết bằng quá trình tố tụng và phán quyết được ra tại tòa án của các quốc gia khác nhau. Phán quyết kết luận có tội hoặc vô tội được tòa án nước ngoài đưa ra là trở ngại rất lớn cho quá trình tố tụng hình sự tiếp theo được tiến hành ở quốc gia hữu quan khác.
Luật quốc tế “im lặng” trong vấn đề này và như vậy kết cục có thể là một sự thách thức nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế, nếu bảo hộ quốc tế về quyền con người không được viện dẫn.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận